Loading

17:57 - 16/09/2024

Pháp luật quy định như thế nào về đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong khu kinh tế - quốc phòng?

Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong khu kinh tế - quốc phòng được quy định như thế nào? Công tác dân vận trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong khu kinh tế - quốc phòng được quy định như thế nào? 

    Tại khoản 3, khoản 4 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP về đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân như sau:

    Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
    ...
    3. Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:

    a) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
    b) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
    c) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
    d) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
    4. Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:
    a) Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
    b) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.

    Như vậy, đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân như sau:

    - Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:

    + Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;

    + Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;

    + Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;

    + Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.

    - Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:

    + Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;

    + Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.

    Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong khu kinh tế - quốc phòng được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Công tác dân vận trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 31 Nghị định 22/2021/NĐ-CP về công tác dân vận trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như sau:

    - Phối hợp với cơ quan công an và các lực lượng đứng chân trên địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch chống phá Đảng, chính quyền, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    - Tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa - xã hội cho nhân dân; củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng, chế độ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân.

    - Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao năng lực lãnh đạo, phương pháp quản lý điều hành cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    - Xây dựng và khai thác hệ thống thông tin, tuyên truyền, thường xuyên cập nhật tin tức đến người dân.

    - Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng thiết chế văn hóa, giáo dục, coi trọng xóa mù chữ, chống tái mù chữ, phổ cập giáo dục, giúp cán bộ xã, bản làng, phum, sóc nâng cao trình độ quản lý hành chính và phát triển kinh tế - xã hội.

    - Giúp chính quyền địa phương xây dựng cơ sở y tế và thực hiện chương trình quân dân y kết hợp.

    - Giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

    - Thường xuyên sâu sát, liên hệ chặt chẽ và nắm chắc phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng, tình hình nội bộ trong nhân dân. Tổ chức các lớp học tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ của Đoàn kinh tế - quốc phòng để thực hiện công tác dân vận.

    Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Điều 29 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định:

    Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng

    1. Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan công an tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh xem xét, quyết định việc bố trí, sắp xếp dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; ưu tiên sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nội tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    Trường hợp cần thiết, có nhu cầu tiếp nhận nhân dân ngoài tỉnh đến cư trú trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thống nhất với Đoàn kinh tế - quốc phòng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng.

    2. Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan trong việc xây dựng thôn, xã, bản mẫu trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với các quy định của pháp luật và phong tục, tập quán của địa phương.

    3. Cơ quan công an địa phương có trách nhiệm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng được thực hiện như sau:

    - Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan công an tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh xem xét, quyết định việc bố trí, sắp xếp dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; ưu tiên sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nội tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    - Trường hợp cần thiết, có nhu cầu tiếp nhận nhân dân ngoài tỉnh đến cư trú trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thống nhất với Đoàn kinh tế - quốc phòng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng.

    - Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan trong việc xây dựng thôn, xã, bản mẫu trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với các quy định của pháp luật và phong tục, tập quán của địa phương.

    - Cơ quan công an địa phương có trách nhiệm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    20