Loading

14:33 - 18/12/2024

Quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán có thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính hay không?

Quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán có thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính hay không?

Nội dung chính

    Quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán có thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 14/2023/NĐ-CP về chức năng Bộ Tài chính như sau:

    Vị trí và chức năng
    Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán độc lập là một trong những chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

    Quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán có thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính hay không?

    Quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán có thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính hay không? (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán như sau:

    Nhiệm vụ và quyền hạn
    ...
    12. Về kế toán, kiểm toán:
    a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán, các quy định về kế toán, kiểm toán (bao gồm kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ), chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách;
    b) Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán;
    c) Trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán viên, kế toán trưởng, kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, kế toán viên hành nghề; tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập;
    d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật;
    đ) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập và xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập; có ý kiến về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.

    Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về kế toán và kiểm toán bao gồm:

    - Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán, các quy định về kế toán, kiểm toán (bao gồm kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ), chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách;

    - Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán;

    - Trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán viên, kế toán trưởng, kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, kế toán viên hành nghề; tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập;

    - Cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật;

    - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập và xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập; có ý kiến về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.

    Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp?

    Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP thì trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện những nhiệm vụ cũng như có quyền hạn đối với những công việc sau:

    - Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cơ chế giám sát về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã từ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của Nhà nước;

    - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về tài chính doanh nghiệp;

    - Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết chính sách khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Tổ chức thực hiện giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;

    - Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và thực hiện kế hoạch giám sát các doanh nghiệp; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    - Theo dõi, giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và phân tích, cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    - Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; xử lý theo thẩm quyền những vấn đề về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp của Chính phủ;

    - Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sản phẩm công ích được giao; về hoạt động đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn trong phạm vi toàn quốc; xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;

    - Tổng hợp, kiến nghị, đề xuất giải pháp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và báo cáo Chính phủ.

    saved-content
    unsaved-content
    37