Loading

12:01 - 09/11/2024

Quy định thời giờ làm việc

Quy định thời giờ làm việc như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định thời giờ làm việc

    Tôi đang làm việc tại công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty tôi đang làm việc ca hành chính là 8h- 17h hàng ngày theo lịch như sau: 8H-10h: làm việc 10H- 10h10': Nghỉ giai lao 10h10' -12h : Làm việc 12h-13h: Nghỉ ăn trưa 13h-15h: LÀm việc 15h-15h10': Nghỉ giải lao 15h10'-17h : Làm việc Nếu làm thêm giờ 17h-17h30: Ăn tối tăng ca ( thời gian này không được tính vào thời gian tăng ca) Từ 17h30-20H: LÀm việc Nhưng theo quy định của công ty thì CBCNV phải có mặt tại công ty lúc 7h45 để họp đầu giờ,và cuối giờ tan ca se họp công nhân. Nhưng bắt đầu từ ngày 1-4-2015 công ty tôi có thay đổi thời gian làm việc như sau: 8H-10h: làm việc 10H- 10h10': Nghỉ giai lao 10h10' -12h : Làm việc 12h-12h40: Nghỉ ăn trưa 12h40 -15h: Làm việc 15h-15h10': Nghỉ giải lao 15h10'-17h 40: Làm việc Lí do: Công ty tăng thời gian làm hàng ngày để làm bù thời gian nghỉ thêm 2 ngày thứ 7/tháng. Nhưng sau khi đưa ra thông báo thì tất cả công nhân trong công ty không đồng ý vì lí do công ty thay đổi thời gian làm việc mà không thông qua ý kiến của toàn bộ công nhân trong công ty, lịch làm việc mới công nhân phải làm việc nhiều hơn lịch làm việc cũ ( vì công nhân bị thiệt thêm 8h làm việc/tháng - thời gian này công ty có giải thích là đòi lại 20 phút nghỉ giải lao hàng ngày). và thời gian làm việc không thích hợp với thời gian sinh hoạt của người lao động ( 17h40' tan ca thì quá muộn so với ca hành chính). Vậy tôi muốn hỏi công ty tôi áp dụng lịch làm việc trên có vi phạm vào luật lao động không 9 quá 8h/ngày và 48h/tuần so với quy định)? Công ty thay đổi thời gian làm việc mà không thông qua sự đồng ý của toàn bộ công nhân trong nhà máy thì có vi phạm đến quyền lợi của người lao động không?

    Trả lời:

    Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 tại các điều khoản sau đây:

    - Khoản 1 Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường: “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần”.

    - Khoản 1, Điều 106. Làm thêm giờ: “Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động ”.

    Điều 110. Nghỉ hàng tuần:

    “1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động”.

    Do đó, trường hợp bạn hỏi là trường hợp công ty bạn đã tổ chức làm thêm giờ và cho nghỉ thêm 02 ngày thứ Bảy/tháng so với quy định về ngày nghỉ cuối tuần. Việc tổ chức làm thêm giờ của doanh nghiệp phải tuân thủ các qui định tại khoản 2 Điều 106, Điều 107, các qui định tại chương XIII Công đoàn, các qui định về trả lương thêm giờ, các qui định khác có liên quan của Bộ luật Lao động.

    Để xác định được công ty bạn tổ chức làm việc như trên có vi phạm đến quyền lợi của người lao động hay không hoặc để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, bạn nên đề nghị với người sử dụng lao động giải đáp cho bạn và thực hiện đúng, đầy đủ chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) trong quan hệ lao động.

    Nếu việc giải quyết của công ty không được thỏa đáng, bạn có thể phản ánh hành vi vi phạm pháp luật về lao động của người sử dụng lao động, lựa chọn và đề nghị với bất kỳ cơ quan nhà nước sau đây (nơi có trụ sở chính của công ty bạn):

                     - Phòng Lao động - TBXH huyện, thành phố;

                     - Thanh tra nhà nước huyện, thành phố;

                     - Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp);

                     - Tòa án nhân dân huyện, thành phố;

                     - Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Nam (Thanh tra sở).

    Cơ quan Nhà nước sẽ tiếp nhận và giải quyết đề nghị của bạn theo qui định của pháp luật hiện hành.

    saved-content
    unsaved-content
    543