Loading

11:21 - 01/10/2024

Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 2 trong Chương trình xóa mù chữ?

Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 2 trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 3 trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 4 trong Chương trình xóa mù chữ?

Nội dung chính


    1. Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 2 trong Chương trình xóa  mù chữ?

    Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 2 trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

    KỲ 2 (175 tiết)

    Yêu cầu cần đạt

    Nội dung

    ĐỌC

    KĨ THUẬT ĐỌC

    - Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng).

    - Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 - 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.

    - Biết đọc thầm.

    - Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

    - Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.

    ĐỌC HIỂU

    Văn bản văn học

    Đọc hiểu nội dung

    - Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

    - Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý.

    Đọc hiểu hình thức

    - Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.

    - Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.

    - Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại.

    - Nhận biết được vần trong thơ.

    Liên hệ, so sánh, kết nối

    Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao.

    Văn bản thông tin

    Đọc hiểu nội dung

    - Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

    - Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

    Đọc hiểu hình thức

    - Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: Sơ đồ, biểu bảng đơn giản; mục lục sách, danh sách học viên, thời khóa biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.

    - Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản.

    Liên hệ, so sánh, kết nối

    - Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản.

    - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh họa và chú thích hình ảnh.

    KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

    1. Vốn từ theo chủ điểm: quan hệ gia đình, kinh tế, thu nhập, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn môi trường, ý thức công dân,…

    2. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất; Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu

    3. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời

    4. Đoạn văn

    - Đoạn văn kể lại một sự việc

    - Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý

    - Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu

    - Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khóa biểu, thời gian biểu

    5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

    KIẾN THỨC VĂN HỌC

    1. Đề tài (viết, kể về điều gì)

    2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật

    3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật

    4. Vần trong thơ

    NGỮ LIỆU

    1. Văn bản văn học

    - Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

    - Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè, tục ngữ. Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 - 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 - 180 chữ, thơ khoảng 70 - 90 chữ.

    2. Văn bản thông tin

    - Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu.

    - Sơ đồ, biểu bảng đơn giản; danh sách học viên; mục lục sách; thời khóa biểu; thời gian biểu. Độ dài của văn bản: khoảng 110 - 140 chữ.

    3. Gọi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...

    VIẾT

    KĨ THUẬT VIẾT

    - Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.

    - Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương.

    - Nghe - viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 - 55 chữ. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.

    VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN

    Quy trình viết

    - Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ.

    Thực hành viết

    - Viết được 4 - 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.

    - Viết được 4 - 5 câu tả/giới thiệu về một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.

    - Viết được 4 - 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý

    - Viết được bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.

    NÓI VÀ NGHE

    Nói

    - Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.

    - Biết nói và đáp lại lòi chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe.

    - Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.

    - Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích).

    Nghe

    - Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.

    - Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.

    - Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện.

    Nói nghe tương tác

    - Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý.

    - Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói.

     

    2. Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 3 trong Chương trình xóa mù chữ?

    Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 3 trong Chương trình xóa  mù chữ như sau:

    KỲ 3 (170 tiết)

    Yêu cầu cần đạt

    Nội dung

    ĐỌC

    KĨ THUẬT ĐỌC

    - Đọc đúng các đoạn văn miêu tả, câu chuyện, bài thơ. Tốc độ đọc khoảng 60 - 70 tiếng trong 1 phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.

    - Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.

    - Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kỳ 2.

    - Đánh dấu được đoạn sách đang đọc.

    ĐỌC HIỂU

    Văn bản văn học

    Đọc hiểu nội dung

    - Nhận biết được chi tiết và nội dung chính.

    - Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.

    - Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.

    Đọc hiểu hình thức

    - Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ ngữ trong văn bản.

    - Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.

    - Nhận biết được vần trong thơ.

    Liên hệ, so sánh, kết nối

    - Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó.

    - Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, mô tả được nhân vật, địa điểm đó.

    Văn bản thông tin

    Đọc hiểu nội dung

    - Trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý?

    - Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản.

    Đọc hiểu hình thức

    - Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, văn bản giới thiệu một đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn giản.

    - Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian.

    - Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản.

    Liên hệ, so sánh, kết nối

    Nêu được những điều học được từ văn bản.

    KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

    1. Cách viết nhan đề văn bản

    2. Vốn từ theo chủ điểm: quan hệ gia đình, kinh tế, thu nhập, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn môi trường, ý thức công dân,...; Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau.

    3. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất; Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu; Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật); dấu ngoặc kép (đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại); dấu hai chấm (báo hiệu phần giải thích, liệt kê).

    4. Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng; Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu hiệu nhận biết; Sơ giản về lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm

    5. Kiểu văn bản và thể loại

    - Đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc đã làm

    - Đoạn văn miêu tả đồ vật

    - Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, tình cảm

    - Đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện

    - Đoạn văn giới thiệu về đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ khai in sẵn

    6. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

    KIẾN THỨC VĂN HỌC

    1. Bài học rút ra từ văn bản

    2. Địa điểm và thời gian

    3. Suy nghĩ và hành động của nhân vật

    NGỮ LIỆU

    1. Văn bản văn học

    - Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

    - Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè

    Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 - 250 chữ, bài miêu tả khoảng 180 - 200 chữ, thơ khoảng 80 - 100 chữ.

    1. Văn bản thông tin

    - Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc

    - Thông báo ngắn, tờ khai in sẵn

    Độ dài của văn bản: khoảng 120 - 150 chữ

    3. Gợi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...

    VIẾT

    KĨ THUẬT VIẾT

    - Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.

    - Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam

    - Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.

    - Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe - viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 - 70 chữ,

    VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

    Quy trình viết

    Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý.

    Thực hành viết

    - Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.

    - Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.

    - Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.

    - Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.

    - Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè.

    NÓI VÀ NGHE

    Nói

    - Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hóa.

    - Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.

    - Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa vào gợi ý.

    - Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý);

    Nghe

    - Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.

    Nói nghe tương tác

    - Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.

    - Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện

    3. Quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 4 trong Chương trình xóa mù chữ?

    Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 4 trong Chương trình xóa  mù chữ như sau:

    KỲ 4 (185 tiết)

    Yêu cầu cần đạt

    Nội dung

    ĐỌC

    KĨ THUẬT ĐỌC

    - Đọc đúng các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả. Tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút.

    - Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kỳ 3

    - Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới.

    ĐỌC HIỂU

    Văn bản văn học

    Đọc hiểu nội dung

    - Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

    - Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

    Đọc hiểu hình thức

    - Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

    - Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

    - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

    - Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch

    Liên hệ, so sánh, kết nối

    - Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

    Văn bản thông tin

    Đọc hiểu nội dung

    - Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.

    - Biết tóm tắt văn bản.

    Đọc hiểu hình thức

    - Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc

    - Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.

    Liên hệ, so sánh, kết nối

    - Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.

    - Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

    KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

    1. Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức

    2. Vốn từ theo chủ điểm; Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển; Nghĩa của một số thành ngữ dễ biểu; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa

    3. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng; Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng; Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng; Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng (bổ sung thông tin); Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích)

    4. Biện pháp tu từ nhân hóa: đặc điểm và tác dụng; Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng; cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản: đặc điểm và chức năng của mỗi phần

    5. Kiểu văn bản và thể loại

    - Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh họa

    - Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối

    - Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật

    - Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy

    - Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc

    6. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

    KIẾN THỨC VĂN HỌC

    1. Chủ đề

    2. Đặc điểm nhân vật

    3. Hình ảnh trong thơ

    4. Lời thoại trong kịch bản văn học

    NGỮ LIỆU

    1. Văn bản văn học

    - Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

    - Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

    - Kịch bản văn học

    Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 - 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ

    1. Văn bản thông tin

    - Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm

    - Giấy mời

    - Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi

    - Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)

    - Báo cáo công việc

    Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ

    3. Gợi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...

    VIẾT

    KĨ THUẬT VIẾT

    Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

    VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

    Quy trình viết

    - Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

    - Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản, có mở đầu, triển khai, kết thúc;

    Thực hành viết

    - Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.

    - Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.

    - Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một người gần gũi, thân thiết.

    - Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.

    - Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.

    I VÀ NGHE

    Nói

    - Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và đề tài; có thái độ tự tin; biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp.

    - Nói được về một đề tài có sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: tranh ảnh, sơ đồ,...).

    - Kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó.

    - Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống.

    Nghe

    - Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan họng trong câu chuyện.

    - Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác.

    Nói nghe tương tác

    - Thực hiện đúng những quy định trong thảo luận: nguyên tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận.

    - Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    706