Loading

11:46 - 01/10/2024

Quy định yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ?

Quy định yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định khái quát về nội dung giáo dục môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ?

Nội dung chính


    Quy định yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ?

    Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

    Môn Lịch sử và Địa lí Chương trình Xóa mù chữ góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học viên theo các mức độ phù hợp với môn học đã được quy định tại Chương trình Xóa mù chữ tổng thể.

     

    Quy định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ?

    Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học viên trong đào tạo môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

    Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng sau:

    Thành phần năng lực

    Biểu hiện

    NHẬN THỨC KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

    - Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam.

    - Trình bày được một số nét chính về lịch sử và địa lí vùng miền, đất nước.

    - Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

    - Trình bày và mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của vùng miền, đất nước.

    TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

    - Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí;

    - Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.

    - Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,...

    - So sánh, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hóa ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.

    - Biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.

    VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

    - Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử.

    ĐÃ HỌC

    - Sử dụng được biểu đồ, số liệu...để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí

    - Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại.

    - Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa,...

    Quy định khái quát về nội dung giáo dục môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ?

    Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định khái quát về nội dung giáo dục môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

    Mạch nội dung

    Chủ đề

    Kỳ 4

    Kỳ 5

    CÁC VÙNG MIỀN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

    Trung du và miền núi Bắc Bộ

    Thiên nhiên

    Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá

    Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

    x

     

    Đồng bằng Bắc Bộ

    Thiên nhiên

    Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá

    Thăng Long - Hà Nội

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám

    x

     

    Duyên hải miền Trung

    Thiên nhiên

    Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa

    Cố đô Huế

    x

     

    Tây Nguyên

    Thiên nhiên

    Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa

    Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

     

    x

     

    Nam Bộ

    Thiên nhiên

    Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá

    Thành phố Hồ Chí Minh

     

    x

    ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

    Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính

     

    x

    Thiên nhiên Việt Nam

     

    x

    Biển, đảo Việt Nam

     

    x

    Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

     

    x

    MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

    Các quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam

    Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam, Champa

    x

     

    Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam

     

     

    Đấu tranh giành độc lập thời kỳ Bắc thuộc

    x

     

    Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

    x

     

    Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

    x

     

    Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Lê

    x

     

    Triều Nguyễn

    x

     

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

     

    x

    Cách mạng tháng Tám năm 1945

     

    x

    Chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954

     

    X

    Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

     

    X

    Các nước láng giềng

    Các nước láng giềng: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Vương quốc Campuchia.

     

    X

    Các chuyên đề hành dụng

    Thiên nhiên và con người tại địa phương.

    Bảo vệ môi trường tại địa phương.

    Tìm hiểu một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong lịch sử dân tộc

     

    x

     

    saved-content
    unsaved-content
    381