So sánh phá sản doanh nghiệp và tổ chức tín dụng? Thứ tự phân chia tài sản của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Nội dung chính
So sánh phá sản doanh nghiệp và phá sản tổ chức tín dụng?
Giống nhau:
- Chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức tín dụng.
- Phá sản doanh nghiệp và phá sản tổ chức tín dụng đều có thủ tục phá sản gồm các bước cơ bản như: Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; phục hồi hoạt động kinh doanh; thanh lý tài sản, các khoản nợ và tuyên bố phá sản.
- Chủ thể giải quyết: đều do Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp/tổ chức tín dụng đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó.
- Cách thức thanh lý tài sản: đều thông qua trung gian là Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án quyết định.
- Khác nhau:
Tiêu chí | Phá sản doanh nghiệp | Phá sản TCTD |
Khái niệm | Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. (Hay nói cách khác, Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án, theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ.) | Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản. |
Nguyên nhân | Danh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: + Doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. + Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. (Theo Điều 4 Luật Phá sản 2014) | Tổ chức tín dụng được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi: + Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt; + Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trên mà tổ chức tín dụng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. |
Người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản | - Chủ doanh nghiệp tư nhân. - Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. - Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh. - Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần. - Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng. | - Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng; - Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng; - Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần. - Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản. - Trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó. |
Hội nghị chủ nợ | Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật phá sản 2014 | Thẩm phán quyết định việc triệu tập Hội nghị chủ nợ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản về việc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng |
Hoàn trả khoản vay đặc biệt | Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản. | |
Quyết định tuyên bố phá sản | Khi Hội nghị chủ nợ không thành: + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ: + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật Phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. + Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn Luật quy định b) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. (Điều 106 Luật phá sản 2014 và 107 Luật phá sản 2014) | Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản. |
So sánh phá sản doanh nghiệp và tổ chức tín dụng? Thứ tự phân chia tài sản của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định như sau:
Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Theo đó, thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi bị Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
- Thành viên của Công ty hợp danh.
Lưu ý: nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Thứ tự phân chia tài sản của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 101 Luật phá sản 2014 quy định như sau:
Thứ tự phân chia tài sản
1. Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự như sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
3. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Theo đó, thứ tự phân chia tài sản của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật phá sản 2014 thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.