Loading

10:29 - 19/12/2024

Soạn văn bài ca Huế trên sông Hương lớp 8? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên môn Ngữ văn lớp 8?

Hướng dẫn học sinh soạn văn bài ca Huế trên sông Hương lớp 8? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên môn Ngữ văn lớp 8?

Nội dung chính


    Soạn văn bài ca Huế trên sông Hương lớp 8?

    Ca Huế trên sông Hương là một bài tùy bút đặc sắc của Hà Ánh Minh, được đăng trên báo Người Hà Nội. Tác phẩm này ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc và độc đáo của những điệu hò, bài lý, những bài dân ca Huế, cùng những khúc nhạc và tiếng đàn réo rắt du dương.

    Tham khảo hướng dẫn soạn văn bài ca Huế trên sông Hương dưới đây:

    Soạn văn bài ca Huế trên sông Hương

    1. Tác giả tác phẩm

    - Tác giả Hà Ánh Minh sinh ngày 16 tháng 5 năm 1985 tại thành phố Hồ Chí Minh, là nhà văn, nhà báo xuất sắc, có nhiều bài tùy bút đặc sắc.

    - Bố cục bài Ca Huế trên sông Hương:

    + Đoạn 1 Từ đầu … đến “lí hoài nam”: Giới thiệu sơ lược một số làn điệu dân ca Huế.

    + Đoạn 2 Còn lại: Đêm nghe ca Huế trên sông Hương.

    - Giá trị nội dung: thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

    - Giá trị nghệ thuật

    + Thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận

    + Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực.

    2. Hướng dẫn soạn văn bài ca Huế trên sông Hương

    Câu 1: Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?

    Các điệu hò xứ Huế gắn bó với cuộc sống của người lao động khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm và trong cả đời sống tinh thần.

    Câu 2: Ca Huế có gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế?

    - Đêm ca Huế diễn ra trong thời gian buổi đêm, với không gian trên thuyền rồng, giữa sông Hương, gió mát trăng thanh. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.

    - Thời gian, không gian ấy tác động vô cùng quan trọng đến việc thưởng thức ca Huế. Tâm hồn người nghe cũng bỗng chốc được gột rửa, thanh tịnh, trong sạch, không vướng bận, không lo âu. Từ đó mới cảm nhận được trọn vẹn những gì tinh túy, giá trị nhất của ca Huế. Cảm nhận được trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.

    Câu 3: Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì?

    - Theo em ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (là nhạc dùng trong cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi).

    - Nguồn gốc đó mang lại cho ca Huế vẻ đẹp đặc biệt: phong phú, đa dạng; vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng, uy nghi – từ khúc điệu, thể điệu đến âm hưởng, lời ca....

    Câu 4: Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,… trong văn bản.

    Việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,… trong văn bản giúp cho người đọc hiểu biết thêm về nét đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết và nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa của ca Huế đồng thời gửi gắm tình yêu tha thiết của mình dành cho văn hóa nghệ thuật, dành cho ca Huế và con người Huế.

    Câu 5: Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế.

    Ca Huế trên sông Hương là một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

    Qua tác phẩm, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm, thiết tha của con người xứ Huế, đồng thời thể hiện sự tự hào, trân trọng những vẻ đẹp văn hóa tinh thần dành cho mảnh đất cố đô.

    Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

    Soạn văn bài ca Huế trên sông Hương lớp 8? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên môn Ngữ văn lớp 8?

    Soạn văn bài ca Huế trên sông Hương lớp 8? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên môn Ngữ văn lớp 8? (Hình từ Internet)

    Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên môn Ngữ văn lớp 8?

    Theo Điều 2a Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định giáo viên môn Ngữ văn lớp 8 phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như sau:

    - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở.

    - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

    - Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

    - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

    Giáo viên trung học cơ sở hạng 3 có nhiệm vụ gì?

    Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT giáo viên trung học cơ sở hạng 3 có nhiệm vụ như sau:

    - Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở;

    - Dạy học và giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;

    - Sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;

    - Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;

    - Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu hoặc phụ đạo học sinh yếu kém hoặc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm (nếu có);

    - Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;

    - Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh;

    - Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có);

    - Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

    saved-content
    unsaved-content
    306