Loading

14:45 - 02/12/2024

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tố tụng dân sự về những tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định thế nào?

Trong tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tố tụng dân sự về tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    - Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    - Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

    - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

    - Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy định như thế nào?

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

    Những yêu cầu nào về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

    Căn cứ Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    - Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    - Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

    - Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

    - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

    - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

    - Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao?

    Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm như sau:

    Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh
    3. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
    a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

    Như vậy, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sau:

    - Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

    - Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

    - Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Ngoài ra, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mà Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

    saved-content
    unsaved-content
    94