Loading

15:49 - 25/12/2024

Thành phần Hội đồng thú y gồm những ai?

Hội đồng thú y đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định về thú y. Vậy, thành phần của Hội đồng thú y gồm những ai?

Nội dung chính

    Thành phần Hội đồng thú y gồm những ai?

    Căn cứ Điều 114 Luật Thú y 2015 quy định về Hội đồng thú y như sau:

    Hội đồng thú y
    1. Hội đồng thú y được thành lập ở trung ương, cấp tỉnh.
    2. Hội đồng thú y làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thú y.
    3. Thành phần Hội đồng thú y bao gồm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, đại diện các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực thú y.
    4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp.

    Theo đó, thành phần Hội đồng thú y bao gồm:

    - Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    - Đại diện các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu;

    - Chuyên gia trong lĩnh vực thú y.

    Thành phần Hội đồng thú y gồm những ai?

    Thành phần Hội đồng thú y gồm những ai? (Hình từ Internet)

    Thành viên Hội đồng thú y có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 12/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thú y và các thành viên, cụ thể:

    Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thú y và các thành viên
    1. Chủ tịch Hội đồng thú y có trách nhiệm sau đây:
    a) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng thú y, nội dung cần tư vấn;
    b) Quyết định việc mời các thành viên và chủ trì cuộc họp của Hội đồng thú y;
    c) Phân công trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng thú y;
    d) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Hội đồng thú y và thành viên Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
    2. Các thành viên Hội đồng thú y có trách nhiệm sau đây:
    a) Triển khai công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thú y;
    b) Bố trí tham gia các hoạt động của Hội đồng thú y;
    c) Trình bày ý kiến về các nội dung được đề nghị tư vấn.
    3. Cơ quan thường trực Hội đồng thú y có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cuộc họp của Hội đồng thú y và được sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.

    Theo đó, thành viên Hội đồng thú y có trách nhiệm như sau:

    - Triển khai công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thú y;

    - Bố trí tham gia các hoạt động của Hội đồng thú y;

    - Trình bày ý kiến về các nội dung được đề nghị tư vấn.

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực thú y được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Luật Thú y 2015 và điểm b khoản 3 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực thú y như sau:

    - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:

    + Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật về thú y;

    +Xây dựng quy hoạch vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, tích hợp vào quy hoạch tỉnh và tổ chức thực hiện; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;

    + Quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để phòng, chống, giám sát dịch bệnh động vật; kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc thú y lưu hành trên địa bàn; bố trí kinh phí xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y vô chủ tại địa phương và hoạt động khác có liên quan đến thú y;

    + Chỉ đạo, tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;

    + Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;

    + Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.

    - Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:

    + Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;

    + Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;

    + Bố trí kinh phí và tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;

    + Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.

    - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm sau đây:

    + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;

    + Quy định địa điểm và tổ chức xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, thuốc thú y giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu;

    + Tổ chức giám sát phát hiện sớm và thông báo tình hình dịch bệnh động vật; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổng hợp, báo cáo thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật;

    + Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát dịch bệnh động vật, thống kê về thú y;

    + Tổ chức kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.

    saved-content
    unsaved-content
    43