Loading

15:22 - 02/01/2025

Thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo chế độ gì?

Quỹ bảo tồn di sản Huế có tư cách pháp nhân không? Thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo chế độ gì?

Nội dung chính

    Quỹ bảo tồn di sản Huế có tư cách pháp nhân không?

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định Tên gọi và địa vị pháp lý như sau:

    Tên gọi và địa vị pháp lý
    1. Tên gọi: Quỹ bảo tồn di sản Huế.
    2. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ.
    3. Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
    4. Quỹ bảo tồn di sản Huế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước và mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý và có tư cách pháp nhân, con dấu riêng.

    >>Xem thêm: Đất Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc nhóm đất nào? Có thuộc trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng không?

    Thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo chế độ gì?

    Thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo chế độ gì? (Hình từ Internet)

    Thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo chế độ gì?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định Hội đồng quản lý Quỹ như sau:

    Hội đồng quản lý Quỹ
    1. Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên, trong đó:
    a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
    b) Phó Chủ tịch và các thành viên còn lại là lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
    Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.
    2. Các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
    3. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Hội đồng quản lý Quỹ họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách trong trường hợp cần thiết.
    Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự. Nội dung và kết luận các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ đều phải được ghi thành biên bản, nghị quyết (nếu cần) và được gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.
    4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ Quỹ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành.

    Như vậy, hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế có 5 thành viên và các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

    Nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế lấy từ đâu?

    Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định Nguồn tài chính như sau:

    Nguồn tài chính
    1. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không bao gồm ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế).
    2. Nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích.
    3. Nguồn lãi từ tài khoản tiền gửi (nếu có).
    4. Nguồn tồn dư Quỹ hàng năm.
    5. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

    Theo như quy định trên, nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ được lấy từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước (trừ ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế); nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ trong, ngoài nước; nguồn lãi từ khoản tiền gửi; nguồn tồn dư Quỹ hằng năm và các nguồn hợp pháp khác.

    Quỹ bảo tồn di sản Huế chi cho những chế độ nào?

    Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định về nội dung chi của Quỹ bảo tồn di sản Huế như sau:

    - Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế do nhà nước quản lý và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.

    - Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế không do nhà nước quản lý.

    - Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế cụ thể theo yêu cầu của bên tài trợ.

    - Kinh phí chi hoạt động của Quỹ, gồm: chi chế độ phụ cấp theo quy định, chi văn phòng phẩm, chi chế độ hội họp và các khoản chi cần thiết khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.

    - Kinh phí chi hoạt động của Quỹ được bố trí trong chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

    Theo đó, Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ sử dụng kinh phí để chi thực hiện những chế độ, hoạt động như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    27