Loading

14:29 - 18/12/2024

Thế nào là đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai? Thế chấp quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Thế nào là đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai? Thế chấp quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Nội dung chính

    Thế nào là đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai?

    Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP, đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là việc Văn phòng đăng ký đất đai ghi nhận các thông tin về việc thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai vào sổ địa chính hoặc sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

    Cụ thể, căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định như sau: tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm:

    - Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;

    - Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

    Thế nào là đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai? Thế chấp quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

    Thế nào là đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai? Thế chấp quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không? (Hình từ Internet)

    Thế chấp quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai
    1. Các trường hợp phải đăng ký:
    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
    b) Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;
    c) Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
    d) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    Như vậy, theo quy định trên thì thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm.

    Trình tự đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện như thế nào?

    Theo hướng dẫn tại Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 về Trình tự đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

    - Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai);

    Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

    - Trường hợp không có căn cứ từ chối thì Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả.

    Thời hạn giải quyết đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định như thế nào?

    - Trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo.

    Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    - Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

    - Thời gian không tính vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP bao gồm:

    + Thời gian xảy ra sự kiện thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố hệ thống đăng ký trực tuyến, hỏng mạng lưới điện, mạng internet hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng khác theo văn bản hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến cơ quan đăng ký không thể thực hiện được việc đăng ký theo thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

    + Thời gian cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    6