Loading

16:47 - 11/11/2024

Thể thức bản sao văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân

Thể thức bản sao văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thể thức bản sao văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân

    Thể thức bản sao văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 17 Quyết định 393/QĐ-VKSTC năm 2016 về Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

    1. Các hình thức bản sao

    Các hình thức bản sao gồm: Sao y bản chính, sao lục và trích sao. Hình thức bản sao được thực hiện theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 2 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Bản “SAO Y BẢN CHÍNH” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định.

    - Bản “TRÍCH SAO” là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định.

    Bản “Sao y bản chính” và bản “Trích sao” phải được thực hiện từ bản chính nhưng không giới hạn đối tượng cơ quan sao văn bản là cơ quan ban hành hay cơ quan lưu trữ đang quản lý bản chính thực hiện.

    - “Bản SAO LỤC” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản được thực hiện từ bản “SAO Y BẢN CHÍNH” và trình bày theo thể thức quy định.

    2. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản

    Là tên của cơ quan, tổ chức thực hiện việc sao văn bản.

    3. Số, ký hiệu của bản sao

    Gồm số thứ tự đăng ký được đánh chung cho các loại văn bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện và chữ viết tắt tên loại bản sao theo bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Phụ lục I Quy định này. Số được ghi bằng chữ số Ả rập, bắt đầu từ số 01 ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm;

    4. Các thành phần thể thức khác

    Các thành phần thể thức khác của bản sao văn bản gồm địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan sao văn bản và nơi nhận được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10, 13, 14, 15 của Quy định này.

    5. Giá trị pháp lý của bản sao văn bản

    Bản sao y bản chính, sao lục và trích sao thực hiện đúng quy định pháp luật có giá trị pháp lý như bản chính. Bản sao chụp (photocopy cả con dấu và chữ ký của bản chính văn bản) không thực hiện đúng thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao thì chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.

    saved-content
    unsaved-content
    117