Loading

16:23 - 25/09/2024

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? Các con có được quyền đòi nợ thay cha mẹ đã mất không?

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? Các con có được quyền đòi nợ thay cha mẹ đã mất không? Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị phạt bao nhiêu tiền?

Nội dung chính


    Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu?

    Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:

    Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

    Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Ngoài ra, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản như sau:

    Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Như vậy, thời hiệu để bên cho vay khởi kiện đòi nợ là 03 năm kể từ nay bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

    Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? (Hình từ Internet)

    Các con có được quyền đòi nợ thay cha mẹ đã mất không?

    Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, khi đến hạn, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đồng thời, tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định:

    Quyền của người lập di chúc

    Người lập di chúc có quyền sau đây:

    1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

    2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

    3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

    4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

    5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    Theo đó, người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Chính vì vậy, các con hoàn toàn có quyền đòi nợ thay cho cha mẹ đã mất. 

    Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

    Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

    đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

    b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    ...

    Như vậy, hành vi bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

    Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

     

    saved-content
    unsaved-content
    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ