Loading

17:36 - 23/12/2024

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân từ năm 2025

Cơ sở dữ liệu về cư trú là một hệ thống thông tin được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm lưu trữ quản lý và khai thác thông tin liên quan đến cư trú của công dân

Nội dung chính

    Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân từ năm 2025 bao gồm những thông tin nào?

    Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 154/2024/NĐ-CP như sau:

    (1) Số hồ sơ cư trú.

    (2) Thông tin quy định tại khoản 1 đến khoản 15, khoản 21 đến khoản 25 Điều 9 và khoản 4 Điều 15 Luật Căn cước 2023.

    (3) Tên gọi khác.

    (4) Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.

    (5) Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.

    (6) Tình trạng khai báo tạm vắng, đối tượng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng, nơi đến trong thời gian tạm vắng, thời gian kết thúc tạm vắng.

    (7) Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.

    (8) Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.

    (9) Tiền án.

    (10) Tiền sự.

    (11) Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.

    (12) Xóa án tích.

    (13) Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    (14) Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã, truy tìm, đình nã.

    (15) Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.

    Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân từ năm 2025Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân từ năm 2025 (Hình từ Internet)

    Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ nguồn nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:

    - Thông tin được chia sẻ, đồng bộ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;

    - Từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý; hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; kết quả giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công;

    - Thông tin được số hóa, cung cấp bởi tổ chức, cá nhân;

    - Thông tin từ các nguồn khác theo quy định pháp luật.

    Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

    - Các thông tin về công dân khi được thu thập, cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải đảm bảo tính chính xác;

    - Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Trường hợp công dân phát hiện thông tin của mình hoặc thành viên trong hộ gia đình chưa đầy đủ, chưa chính xác trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cung cấp thông tin, hồ sơ và đề nghị cơ quan Công an cấp xã nơi cư trú để xem xét, cập nhật, điều chỉnh theo quy định pháp luật và thông báo kết quả cho công dân;

    - Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.

    Các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú có được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ nhận từ Cơ sở dữ liệu về cư trú các thông tin sau đây:

    - Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú;

    - Nơi tạm trú; thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú;

    - Tình trạng khai báo tạm vắng;

    - Nơi ở hiện tại;

    - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

    - Thông tin chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;

    - Thông tin khác theo quy định pháp luật.

    Trường hợp nào được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật?

    căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP các trường hợp sẽ được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm những trường hợp sau đây:

    (1) Cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú để phục vụ hoạt động tố tụng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

    (2) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu cư trú để phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

    (3) Công dân được khai thác thông tin, tài liệu của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

    (4) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại mục (1), (2) và (3) khi khai thác thông tin cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký cư trú và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký cư trú và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại mục (5);

    (5) Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.

    - Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.

    - Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.

    saved-content
    unsaved-content
    77