Loading

17:04 - 18/11/2024

Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra được quy định như thế nào?

Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra được quy định như thế nào? Ban hành quyết định thanh tra được quy định như thế nào? Việc thành lập đoàn thanh tra được quy định như thế nào? Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 58 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra như sau:

    1. Trước khi ban hành quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phân công người thu thập thông tin có liên quan để làm rõ sự cần thiết tiến hành thanh tra, bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp.

    2. Trường hợp cần làm rõ hoặc bổ sung thông tin để ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến là đối tượng thanh tra cung cấp thông tin bằng văn bản về nội dung dự kiến thanh tra hoặc cử người thu thập thông tin làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến là đối tượng thanh tra.

    3. Người thu thập thông tin có trách nhiệm báo cáo kết quả bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, trong đó nêu rõ những nội dung cần tiến hành thanh tra.

    Ban hành quyết định thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 59 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về việc ban hành quyết định thanh tra như sau:

    1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật này ban hành quyết định thanh tra.

    2. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:

    a) Căn cứ ra quyết định thanh tra;

    b) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, nhiệm vụ thanh tra;

    c) Thời hạn thanh tra;

    d) Thành lập Đoàn thanh tra, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.

    3. Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp.

    4. Đối với cuộc thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này.

    Việc thành lập đoàn thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 60 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về vấn đề thành lập đoàn thanh tra như sau:

    1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và tự giải thể sau khi Trưởng đoàn thanh tra bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.

    2. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác. Thành viên khác của Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên và người khác tham gia Đoàn thanh tra nhưng không phải là Thanh tra viên.

    Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.

    Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.

    Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.

    3. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra trưng tập Thanh tra viên của cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc người có chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ quan, đơn vị khác tham gia Đoàn thanh tra. Việc trưng tập và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập do Chính phủ quy định.

    4. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải là người có phẩm chất đạo đức và chuyên môn tốt, không có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

    5. Người ra quyết định thanh tra có thể đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

    6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 61 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:

    1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.

    2. Kế hoạch tiến hành thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:

    a) Mục đích, yêu cầu;

    b) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra;

    c) Phương pháp tiến hành thanh tra;

    d) Tiến độ thực hiện;

    đ) Chế độ thông tin, báo cáo;

    e) Việc sử dụng phương tiện, kinh phí và điều kiện vật chất khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.

    3. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn thanh tra.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    67