Loading

11:57 - 13/09/2024

Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện?

Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện? Trách nhiệm của bác sỹ điều trị trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện?

    Căn cứ Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BYT trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện như sau:

    1. Ban hành quy chế về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

    2. Tổ chức thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

    3. Thiết lập mạng lưới dinh dưỡng trong bệnh viện theo yêu cầu chuyên môn, trong đó có sự tham gia của các khoa lâm sàng và các bộ phận liên quan đến hoạt động dinh dưỡng.

    4. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực và kinh phí thường xuyên hằng năm cho hoạt động dinh dưỡng.

    Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện? (hình ảnh từ internet)

    Trách nhiệm của bác sỹ điều trị trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng?

    Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BYT trách nhiệm của bác sỹ điều trị trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng như sau:

    a) Chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh được phân công điều trị. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm liên quan tới người bệnh.

    b) Đề nghị bộ phận dinh dưỡng điều trị của khoa Dinh dưỡng tham gia hội chẩn các trường hợp bệnh liên quan đến dinh dưỡng hoặc các trường hợp suy dinh dưỡng, bệnh phối hợp, bệnh lý nặng.

    c) Hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để xây dựng và chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I.

    d) Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết của người bệnh cho Khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng để áp dụng chế độ dinh dưỡng bệnh lý thích hợp.

    Trách nhiệm của điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BYT trách nhiệm của điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng như sau:

    a) Tổ chức thực hiện tổng hợp chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ điều trị và chuyển dữ liệu cho khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho người bệnh của khoa.

    b) Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ và giám sát người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tại khoa.

    c) Tổ chức thực hiện tư vấn, truyền thông dinh dưỡng cho người bệnh tại khoa.

    Trách nhiệm của điều dưỡng viên trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BYT trách nhiệm của điều dưỡng viên trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng như sau:

    a) Thực hiện sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của người bệnh.

    b) Thực hiện hỗ trợ, theo dõi, tư vấn, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh và ghi hồ sơ theo quy định.

    Trách nhiệm của các chức danh chuyên môn về dinh dưỡng trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng bệnh viện?

    Căn cứ Điều 12 Thông tư 18/2020/TT-BYT trách nhiệm của các chức danh chuyên môn về dinh dưỡng trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng bệnh viện như sau: 

    1. Trưởng khoa Dinh dưỡng hoặc người phụ trách bộ phận Dinh dưỡng:

    a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng quy định tại Điều 9 Thông tư này và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện chuyên môn dinh dưỡng trong bệnh viện.

    b) Quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định chuyên môn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

    c) Kiểm tra và yêu cầu các khoa lâm sàng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh. Báo cáo Giám đốc bệnh viện các sai phạm của các cá nhân, các khoa, phòng trong việc thực hiện các quy định về dinh dưỡng trong bệnh viện.

    d) Yêu cầu các đơn vị, cá nhân ngừng cung cấp dịch vụ dinh dưỡng nếu vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và báo cáo Giám đốc bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

    đ) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng nghiên cứu khoa học và các Hội đồng liên quan khác trong bệnh viện theo phân công của Giám đốc bệnh viện.

    e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc bệnh viện.

    2. Nhiệm vụ của người làm chuyên môn về dinh dưỡng:

    a) Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại trú.

    b) Phối hợp với bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng thực hiện khám, tư vấn cho người bệnh, chỉ định những trường hợp có bệnh lý về dinh dưỡng hoặc cần kết hợp điều trị bằng dinh dưỡng hoặc tham vấn cho bác sỹ điều trị chỉ định chế độ dinh dưỡng.

    c) Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh.

    d) Hội chẩn với các khoa lâm sàng để can thiệp dinh dưỡng khi có yêu cầu. đ) Kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng và việc cung cấp chế độ dinh dưỡng theo quy định.

    e) Thực hiện các nhiệm vụ truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho các đối tượng trong bệnh viện.

    g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.

    Như vậy, rưởng khoa Dinh dưỡng hoặc người phụ trách bộ phận Dinh dưỡng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện, đảm bảo tuân thủ các quy định về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Họ cũng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, báo cáo các sai phạm và yêu cầu ngừng dịch vụ vi phạm. 

    Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, phối hợp hiệu quả với các bác sĩ điều trị để xác định chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng bệnh nhân. Những trách nhiệm này không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân trong môi trường bệnh viện.

    saved-content
    unsaved-content
    18