Loading

15:19 - 11/10/2024

Trách nhiệm của lực lượng dân quân tự vệ trong việc chống xâm nhập biên giới và các xung đột biên giới?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm của dân quân tự vệ trong chống xâm nhập đường biển, biên giới và xảy ra tranh chấp, xung đột biên giới được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của lực lượng dân quân tự vệ trong việc chống xâm nhập biên giới và các xung đột biên giới?

    Trách nhiệm của dân quân tự vệ trong chống xâm nhập đường biển, biên giới và xảy ra tranh chấp, xung đột biên giới được quy định tại Điều 22 Quyết định 56/2005/QĐ-BQP về quy chế hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau:

    - Trong kế hoạch chiến đấu trị an, các cơ sở có đường biên giới bộ, biển, đảo, xã đội phải có phương án chống xâm nhập qua biên giới hoặc từ biển đảo vào.

    - Cơ quan quân sự cấp huyện làm tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương, hiệp đồng với các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đấu tranh chống xâm nhập tuyến biên giới, biển đảo.

    - Theo lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền dân quân tự vệ phối hợp với bộ đội biên phòng, bộ đội thường trực đấu tranh chống bảo vệ chủ quyền biên giới.

    - Phối hợp với công an bảo vệ các mục tiêu, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.

    - Phối hợp với bộ đội biên phòng và công an rà soát, kịp thời phát hiện ngăn chặn, tiêu diệt bọn phản động, các toán vũ trang, biệt kích, thám báo xâm nhập nội địa ta.

    - Khi các nước láng giềng có đột biến về an ninh chính trị thì lực lượng dân quân tự vệ phải theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời báo cáo cấp trên để có đối sách cụ thể.

    - Về cơ chế lãnh đạo, chỉ huy khi xảy ra xung đột biên giới; Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự cấp trên.

    saved-content
    unsaved-content
    10