Loading

21:11 - 19/11/2024

Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu?

Nội dung chính

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định tại Điều 83 Luật luật sư 2006 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

    2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược phát triển nghề luật sư, ban hành chính sách hỗ trợ cho Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn và các chính sách khác hỗ trợ phát triển nghề luật sư;

    b) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư;

    c) Cấp phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo nghề luật sư;

    d) Cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    đ) Cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài;

    e) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

    g) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;

    h) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

    i) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;

    k) Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về luật sư;

    l) Đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    m) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam trái với quy định của Luật này;

    n) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

    3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

    4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

    b) Phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư;

    c) Tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

    d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;

    đ) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật này;

    e) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;

    g) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;

    h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương.

    Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật luật sư 2006.

    saved-content
    unsaved-content
    51
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ