Loading

10:31 - 11/11/2024

Trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên của công dân

Trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên của công dân được quy định như thế nào? tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng, chống tham nhũng. Cho tôi hỏi, trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên của công dân được quy định cụ thể ra sao?

Nội dung chính

    Trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên của công dân

    Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 47/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng thì trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên của công dân được quy định cụ thể như sau:

    - Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền:

    + Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc;

    + Phản ánh với tổ chức mà mình là thành viên.

    - Việc phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực.

    - Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó.

    - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng xem xét và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

    - Khi nhận được thông báo kết quả giải quyết vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho công dân đã có ý kiến phản ánh biết.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên của công dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 47/2007/NĐ-CP.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    206
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ