Loading

15:52 - 13/11/2024

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn sinh học về di truyền học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn sinh học về di truyền học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Nội dung chính

    1. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn sinh học về di truyền học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

    Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn sinh học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn sinh học về di truyền học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:

    TT

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    7

    Di truyền học

    7.1. Di truyền phân tử

     

    - Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền

     

    + Chức năng của DNA

    - Dựa vào cấu trúc hoá học của phân tử DNA, trình bày được chức năng của DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp đặc hiệu A-T và G-C.

    + Cấu trúc và chức năng của gene

    - Nêu được khái niệm và cấu trúc của gene. Phân biệt được các loại gene dựa vào cấu trúc và chức năng.

    + Tái bản DNA

    - Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau.

    + RNA và phiên mã

    - Phân biệt được các loại RNA. Phân tích được bản chất phiên mã thông tin di truyền là cơ chế tổng hợp RNA dựa trên DNA.

    - Nêu được khái niệm phiên mã ngược và ý nghĩa.

    + Mã di truyền và dịch mã

    - Nêu được khái niệm và các đặc điểm của mã di truyền.

    - Trình bày được cơ chế tổng hợp protein từ bản sao là RNA có bản chất là quá trình dịch mã.

    + Mối quan hệ DNA - RNA - protein

    - Vẽ và giải thích được sơ đồ liên kết ba quá trình thể hiện cơ chế di truyền ở cấp phân tử là quá trình truyền đạt thông tin di truyền.

    - Điều hoà biểu hiện gene

     

    + Cơ chế điều hoà

    - Trình bày được thí nghiệm trên operon Lac của E.coli.

    - Phân tích được ý nghĩa của điều hoà biểu hiện của gene trong tế bào và trong quá trình phát triển cá thể.

    + Ứng dụng

    - Nêu được các ứng dụng của điều hoà biểu hiện gene.

    - Đột biến gene

     

    + Khái niệm, các dạng

    - Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene.

    + Nguyên nhân, cơ chế phát sinh

    - Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene.

    + Vai trò

    - Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

    - Công nghệ gene

     

    + Khái niệm, nguyên lí

    - Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.

    + Một số thành tựu

    - Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu tạo thực vật và động vật biến đổi gene.

    - Tranh luận, phản biện được về việc sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gene và đạo đức sinh học.

    7.2. Di truyền nhiễm sắc thể

     

    - Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền

     

    + Hình thái và cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể

    - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể.

    + Gene phân bố trên các nhiễm sắc thể

    - Mô tả được cách sắp xếp các gene trên nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại mỗi vị trí xác định gọi là locus.

    + Cơ chế di truyền nhiễm sắc thể

    - Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.

    - Trình bày được nhiễm sắc thể là vật chất di truyền.

    - Thí nghiệm của Mendel

     

    + Thí nghiệm

    - Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel.

    - Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel.

    + Ý nghĩa

    - Trình bày được cơ sở tế bào học của các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

    + Mở rộng học thuyết Mendel

    - Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

    - Thí nghiệm của Morgan

     

    + Thí nghiệm của Morgan

     

    + Liên kết gen

    - Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm liên kết gene.

    + Hoán vị gene

    - Trình bày được thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm hoán vị gene.

    + Di truyền giới tính và liên kết với giới tính

    - Trình bày được cách bố trí thí nghiệm của Morgan, qua đó nêu được khái niệm di truyền liên kết với giới tính.

    - Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính; di truyền giới tính.

    - Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính.

    - Giải thích được tỉ lệ lí thuyết giới tính trong tự nhiên thường là 1 : 1.

    - Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính ở người theo ý muốn.

    + Ý nghĩa

    - Vận dụng những hiểu biết về di truyền giới tính và liên kết với giới tính để giải thích các vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: điều khiển giới tính trong chăn nuôi, phát hiện bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính,...).

    - Nêu được quan điểm của Mendel và Morgan về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

    - Đột biến nhiễm sắc thể

     

    + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

    - Phát biểu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể.

    - Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

    + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

    - Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    + Vai trò

    - Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến nhiễm sắc thể đối với sinh vật.

    - Trình bày được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

    - Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.

    7.3. Mối quan hệ kiểu gene - môi trường - kiểu hình

     

    - Sự tương tác kiểu gene và môi trường

    - Phân tích được sự tương tác kiểu gene và môi trường.

    - Vận dụng được hiểu biết về thường biến và giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).

    7.4. Thành tựu chọn, tạo giống bằng các phương pháp lai hữu tính

    - Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng.

    - Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi.

    7.5. Di truyền quần thể

     

    - Khái niệm di truyền quần thể

    - Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học); Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    - Các đặc trưng di truyền của quần thể

    - Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).

    - Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối

    - Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: Mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

    - Cấu trúc di truyền quần thể tự thụ phấn và giao phối gần

    - Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

    - Định luật Hardy - Weinberg

    - Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.

    - Ứng dụng

    - Giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.

    7.6. Di truyền học người

     

    - Di truyền y học

    - Nêu được khái niệm và vai trò di truyền học người, di truyền y học.

    - Liệu pháp gene

    - Nêu được khái niệm liệu pháp gene. Vận dụng hiểu biết về liệu pháp gene để giải thích việc chữa trị các bệnh di truyền.

    - Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của liệu pháp gene.

    2. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn sinh học về tiến hoá trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

    Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn sinh học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về tiến hoá trong chương trình trung học phổ thông như sau:

    TT

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    8

    Tiến hoá

    8.1. Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài

    - Nêu được phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (quan sát, hình thành giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết).

    8.2. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

    - Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ.

    - Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, di - nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

    - Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

    - Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    - Phát biểu được khái niệm loài sinh học và cơ chế hình thành loài.

    8.3. Tiến hoá lớn và phát sinh chủng loại

     

    - Tiến hoá lớn

    - Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.

    - Sự phát sinh chủng loại

    - Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.

    3. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn sinh học về sinh thái học và môi trường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

    Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn sinh học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về sinh thái học và môi trường trong chương trình trung học phổ thông như sau:

    TT

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    9

    Sinh thái học và môi trường

    9.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

     

    - Môi trường sống của sinh vật

    - Phát biểu được khái niệm môi trường sống của sinh vật.

    - Các nhân tố sinh thái

    - Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. Lấy được ví dụ về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật và thích nghi của sinh vật với các nhân tố đó.

    9.2. Sinh thái học quần thể

     

    - Khái niệm quần thể sinh vật

    - Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật (dưới góc độ sinh thái học). Lấy được ví dụ minh hoạ.

    - Đặc trưng của quần thể sinh vật

    - Phân tích được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    - Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (số lượng cá thể, kích thước quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu phân bố, mật độ cá thể). Lấy được ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc sự ổn định của các đặc trưng đó.

    - Tăng trưởng quần thể sinh vật

    - Phân biệt được các kiểu tăng trưởng quần thể sinh vật (tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn).

    - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng quần thể.

    - Điều chỉnh tăng trưởng quần thể sinh vật

    - Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.

    - Quần thể người

    - Nêu được các đặc điểm tăng trưởng của quần thể người; phân tích được hậu quả của tăng trưởng dân số quá nhanh.

    - Ứng dụng

    - Phân tích được các ứng dụng hiểu biết về quần thể trong thực tiễn (trồng trọt, chăn nuôi, bảo tồn,...).

    9.3. Sinh thái học quần xã

     

    - Khái niệm quần xã sinh vật

    - Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

    - Đặc trưng quần xã sinh vật

    - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt); chỉ số đa dạng và độ phong phú trong quần xã; cấu trúc không gian; cấu trúc chức năng dinh dưỡng. Giải thích được sự cân bằng của quần xã được bảo đảm bởi sự cân bằng chỉ số các đặc trưng đó.

    - Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

    - Trình bày được khái niệm và phân biệt được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (cạnh tranh, hợp tác, cộng sinh, hội sinh, ức chế, kí sinh, động vật ăn thực vật, vật ăn thịt con mồi).

    9.4. Hệ sinh thái

     

    - Khái quát về hệ sinh thái

    - Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái trên cạn, dưới nước) và các hệ sinh thái nhân tạo.

    - Dòng năng lượng và trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

    - Phân tích được quá trình trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái, bao gồm:

    + Chuỗi thức ăn; lưới thức ăn

    + Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.

    + Hiệu suất sinh thái

    + Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái (bao gồm: phân bố năng lượng trên Trái Đất, sơ đồ khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, sơ đồ khái quát năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái).

    + Tháp sinh thái

    + Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái (sản lượng sơ cấp, sản lượng thứ cấp); tháp sinh thái. Phân biệt được các dạng tháp sinh thái. Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.

    + Giải thích được ý nghĩa của nghiên cứu hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái trong thực tiễn.

    - Sự biến động của hệ sinh thái

    - Phân tích được sự biến động của hệ sinh thái, bao gồm:

    + Diễn thế sinh thái

    + Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái, từ đó nêu được dạng nào có bản chất là sự tiến hoá thiết lập trạng thái thích nghi cân bằng của quần xã. Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn.

    + Sự ấm lên toàn cầu; phì dưỡng; sa mạc hoá

    + Nêu được một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầu; sự phì dưỡng; sa mạc hoá. Giải thích được vì sao các hiện tượng đó vừa tác động đến hệ sinh thái, vừa là nguyên nhân của sự mất cân bằng của hệ sinh thái.

    - Sinh quyển

    - Phát biểu được khái niệm Sinh quyển; giải thích được Sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh; trình bày được một số biện pháp bảo vệ Sinh quyển.

    9.5. Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững

    - Nêu được khái niệm sinh thái học phục hồi, bảo tồn. Giải thích được vì sao cần phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.

     Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    216
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ