Loading

17:36 - 18/11/2024

Trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp có được quyền bắt người lao động làm việc được hay không?

Trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp có được quyền bắt người lao động làm việc được hay không? Đặt vòng tránh thai được nghỉ thai sản mấy ngày? Có được dùng thẻ BHYT của hộ nghèo để hưởng chế độ thai sản không?

Nội dung chính

    Trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp có được quyền bắt người lao động làm việc được hay không?

    Nhờ luật sư tư vấn giúp: Ngày 25.10.2020 tới đây, tôi nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng để sinh con. Nhưng do tính chất công việc là kế toán nên cơ quan tôi không có người làm thay, tôi phải làm kế toán trong thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp ngoài chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả, tôi làm công việc kế toán cho cơ quan như vậy tôi có được hưởng lương không? Công ty tôi làm vậy có bị phạt không?

    Trả lời:

    Theo quy định pháp luật lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ là 6 tháng.

    Cụ thể, Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    "Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. [...]"

    Như vậy, pháp luật hiện hành ghi nhận quyền được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con. Nghĩa là trong 6 tháng này, lao động nữ không phải làm việc, không hưởng lương của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhưng được hưởng tiền trợ cấp thai sản một lần và tiền thuộc chế độ thai sản tương ứng với thời gian nghỉ.

    Trong trường hợp doanh nghiệp bên bạn vì tình hình thực tế không đủ nhân sự, bắt buộc bạn phải làm công việc kế toán trong thời gian nghỉ thai sản thì chị phải được hưởng cả tiền lương của công việc mà chị đang đảm nhận, vừa được hưởng đầy đủ chế độ thai sản.

    Pháp luật hiện hành chỉ cho phép lao động nữ nghỉ thai sản được đi làm sớm nếu đảm bảo về mặt sức khỏe nhưng ít nhất phải đã nghỉ đủ 4 tháng thai sản. Tuy nhiên, lại chưa có cơ chế xử phạt hành vi doanh nghiệp nhận người lao động nghỉ thai sản đi làm lại sớm hơn so với quy định hoặc trường hợp buộc người lao động phải làm việc trong thời gian nghỉ thai sản. Do vậy, bạn có thể căn cứ quy định về quyền hưởng chế độ thai sản và tình hình sức khỏe của bản thân để đề nghị với công ty bố trí nhân sự làm thay bạn trong thời gian hưởng chế độ thai sản.

    Đặt vòng tránh thai được nghỉ thai sản mấy ngày?

    Em có đóng BHXH ở công ty được 2 năm. Vừa rồi có đi đặt vòng tránh thai ở bệnh viện vậy em có được nghỉ khi đi đặt vòng không? Nếu được thì nghỉ mấy ngày?

    Trả lời:

    Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ đặt vòng tránh thai được hưởng chế độ thai sản.

    Theo Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:

    - Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

    + 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

    + 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

    - Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Như vậy chị đặt vòng tránh thai thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, thời gian tối đa là 07 ngày.

    Chị lưu ý cần phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

    Có được dùng thẻ BHYT của hộ nghèo để hưởng chế độ thai sản không?

    Xin chào admin. Cho em hỏi, Hiện nay, em đang có thẻ bhyt diện cận nghèo thì có được hưởng chế độ thai sản bằng thẻ đó hay không ạ?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định điều kiện được hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau: 

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn phải là đối tượng đã đóng BHXH từ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản, còn Thẻ BHYT hộ nghèo thì không được hưởng chế độ thai sản! 

    Trân trọng! 

    saved-content
    unsaved-content
    75
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ