Loading

14:59 - 18/12/2024

Từ ngày 01/10/2024 tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng như thế nào?

Từ ngày 01/10/2024 tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng như thế nào?

Nội dung chính

    Tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng từ ngày 01/10/2024 như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ như sau:

    (1) Tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro khi phát hành các loại thẻ;

    (2) Phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác sử dụng thẻ đúng quy trình, các rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thẻ và cách xử lý khi gặp sự cố, những hành vi bị cấm khi sử dụng thẻ và trách nhiệm của chủ thẻ khi vi phạm;

    (3) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro cho giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ;

    Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ vận hành thông suốt và an toàn;

    (4) Thiết lập, duy trì đường dây nóng liên tục hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của chủ thẻ;

    (5) Phối hợp với các Tổ chức thanh toán thẻ, Tổ chức chuyển mạch thẻ, Tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ; thực hiện quản lý rủi ro đối với bên liên quan khác theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử;

    (6) Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ, bao gồm:

    - Biện pháp kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng đã thu thập trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ;

    - Biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ;

    - Biện pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ để đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 và khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN;

    - Biện pháp đảm bảo việc sử dụng thẻ được thực hiện bởi chính chủ thẻ;

    - Các biện pháp khác do Tổ chức phát hành thẻ quy định nhằm phòng, chống rủi ro gian lận, mạo danh, vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng thẻ cho mục đích bất hợp pháp;

    (7) Có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thẻ đúng phạm vi, hạn mức đã thỏa thuận giữa Tổ chức phát hành thẻ với chủ thẻ theo quy định tại Thông tư 18/2024/TT-NHNN;

    (8) Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện các thẻ có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Bộ tiêu chí) trên cơ sở tham khảo các lý do nghi ngờ tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN.

    Tổ chức phát hành thẻ phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật Bộ tiêu chí dựa trên các thông tin, tài liệu, dữ liệu trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ;

    (9) Xác định các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ và biện pháp xử lý rủi ro tương ứng. Biện pháp xử lý rủi ro bao gồm:

    - Quy định về phạm vi, hạn mức giao dịch theo các mức độ rủi ro phân theo đối tượng khách hàng trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý rủi ro với đối tượng khách hàng chưa đủ 18 tuổi;

    - Các trường hợp phải thực hiện cập nhật, xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm các trường hợp theo quy định tại điểm n khoản này;

    - Các trường hợp từ chối hoặc tạm dừng giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử;

    (10) Quy định về việc kiểm tra, đối chiếu thông tin nhận biết chủ thẻ với Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và danh sách khách hàng liên quan nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật đã được Bộ Công an và cơ quan chức năng khác cung cấp (nếu có) để áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp;

    (11) Cung cấp thông tin các thẻ có dấu hiệu gian lận, giả mạo cho cơ quan chức năng điều tra về tội phạm thẻ; kiểm tra, rà soát hoặc phối hợp với cơ quan chức năng cập nhật danh sách thẻ cần phải từ chối thanh toán hoặc có dấu hiệu giả mạo cho Tổ chức thanh toán thẻ và Đơn vị chấp nhận thẻ;

    Phối hợp với cơ quan chức năng và các bên liên quan trong việc phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động thẻ và việc điều tra, xử lý khi phát hiện tội phạm sử dụng thẻ theo quy định của pháp luật;

    (12) Tổ chức phát hành thẻ phải thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn cho khách hàng về các phương thức thủ đoạn tội phạm trong phát hành và sử dụng thẻ; hướng dẫn việc bảo mật thông tin dữ liệu và việc sử dụng thẻ an toàn;

    (13) Tổ chức phát hành thẻ phải xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng và kịp thời áp dụng biện pháp theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp dưới đây:

    - Khách hàng có các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

    - Tổ chức phát hành thẻ có cơ sở nghi ngờ tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng đã thu thập khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ;

    - Thông tin của chủ thẻ có trong danh sách nghi ngờ gian lận, lừa đảo của Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước hoặc danh sách khách hàng liên quan nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật đã được Bộ Công an và cơ quan chức năng khác cung cấp (nếu có);

    - Thông tin về thẻ, chủ thẻ sai lệch, không phù hợp thông tin, dữ liệu của cơ quan chức năng;

    (14) Quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch thẻ ra nước ngoài và thực hiện kiểm tra, lưu trữ giấy tờ, chứng từ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, giao dịch điện tử;

    (15) Giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện giao dịch thẻ ra nước ngoài đúng mục đích, hạn mức sử dụng thẻ quy định tại Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;

    (16) Tổ chức phát hành thẻ phải theo dõi thời hạn hiệu lực giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú tại Việt Nam của khách hàng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 18/2024/TT-NHNN;

    Thông báo cho khách hàng tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú tại Việt Nam để kịp thời yêu cầu khách hàng cập nhật, bổ sung;

    Tạm dừng giao dịch thẻ với các trường hợp giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú tại Việt Nam của khách hàng hết hiệu lực.

    Lưu ý: khoản 1 Điều 17 Thông tư 18/2024/TT-NHNN (trừ mục 17 nêu trên có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

    Từ ngày 01/10/2024 tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng như thế nào?

    Từ ngày 01/10/2024 tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng như thế nào?

    Thẻ bị thu hồi trong những trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về thu hồi thẻ như sau:

    Thu hồi thẻ
    Thẻ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
    1. Thẻ giả.
    2. Thẻ sử dụng trái phép.
    3. Phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
    4. Các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

    Như vậy, thẻ bị thu hồi trong 04 trường hợp như thẻ giả; thẻ sử dụng trái phép; phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm; các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

    Hạn mức thẻ ngân hàng là bao nhiêu?

    Căn cứ Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau:

    - Tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định pháp luật có liên quan.

    - Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.

    - Đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng (có hiệu lực từ ngày 01/1/2025)

    - Đối với thẻ trả trước, Tổ chức phát hành thẻ quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch;

    Đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam;

    Tổng hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch rút tiền mặt, giao dịch chuyển khoản, giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ) trên một thẻ trả trước định danh không được quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng.

    Lưu ý: Khoản 3 Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

    saved-content
    unsaved-content
    20