Loading

16:04 - 22/10/2024

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới?

Ủy ban nhân dân các cấp cần thực hiện những nhiệm vụ gì trong quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm?

Nội dung chính

    Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới?

    Theo Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 thì nội dung này được quy định như sau:

    Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

    Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp:

    - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các qui định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm;

    - Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

    - Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định;

    - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm của Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;

    - Ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

     

    saved-content
    unsaved-content
    25