Loading

14:07 - 18/12/2024

Vi bằng có được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự không? Thủ tục lập vi bằng được thực hiện như thế nào?

Vi bằng có được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự không? Thủ tục lập vi bằng được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Thủ tục lập vi bằng được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Thủ tục lập vi bằng
    1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
    Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
    Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
    2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
    3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
    4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
    Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

    Theo như quy định trên thì thừa pháp lại phải trực tiếp chứng kiến và lập vi bằng. Thừa phát lại phải khách quan, trung thực khi ghi nhận lại sự kiện, hành vi trong vi bằng. Sau khi thừa phát lại giải thích rõ rằng cho người yêu cầu lập vi bằng biết về giá trị pháp lý của vi bằng thì người yêu cầu lập vi bằng phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

    Sau khi lập vi bằng thì thừa phát lại phải gửi vi bằng cho người yêu cầu lập vi bằng và lưu giữ vi bằng tại văn phòng thừa phát lại.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

    Vi bằng có được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự không? Thủ tục lập vi bằng được thực hiện như thế nào?

    Vi bằng có được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự không? Thủ tục lập vi bằng được thực hiện như thế nào?

    Nội dung của vi bằng là gì?

    Căn cứ vào Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
    1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
    b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
    c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
    d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
    đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
    e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
    g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
    Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
    2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
    3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.

    Theo đó, vi bằng bắt buộc phải có những nội dung chủ yếu như sau:

    - Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

    - Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

    -Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

    - Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

    - Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

    - Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

    - Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

    Lưu ý: ngôn ngữ sử dụng trên vi bằng phải là tiếng Việt.

    Vi bằng có thể được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự hay không?

    Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
    1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
    2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
    3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
    4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

    Đồng thời, tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ như sau:

    Nguồn chứng cứ
    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
    1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
    2. Vật chứng.
    3. Lời khai của đương sự.
    4. Lời khai của người làm chứng.
    5. Kết luận giám định.
    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
    7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
    8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
    9. Văn bản công chứng, chứng thực.
    10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Theo đó, vi bằng chính là một trong những nguồn của chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án dân sự và cả vụ việc hành chính theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    16
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ