Loading

16:03 - 09/11/2024

Việc đình chỉ hành vi vi phạm trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

Việc đình chỉ hành vi vi phạm trong công tác thanh tra được quy định như thế nào? Tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong công tác thanh tra được quy định như thế nào? Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện như thế nào? Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc đình chỉ hành vi vi phạm trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 88 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về việc đình chỉ hành vi vi phạm trong công tác thanh tra như sau:

    1. Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm.

    2. Quyết định đình chỉ hành vi vi phạm phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do, nội dung, thời gian đình chỉ, đối tượng có trách nhiệm thực hiện.

    Hình từ Internet

    Tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 89 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về việc đình chỉ hành vi vi phạm trong công tác thanh tra như sau:

    1. Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện việc sử dụng trái pháp luật tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra hoặc người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    2. Quyết định tạm giữ phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Việc tạm giữ phải được lập thành biên bản.

    3. Việc bảo quản, trông giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 90 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra như sau:

    1. Khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, quyết định thu hồi tài sản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 89 và Điều 91 của Luật này thì người ra quyết định thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.

    2. Trong quá trình thanh tra, khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.

    3. Việc yêu cầu phong tỏa tài khoản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ mục đích phong tỏa, đối tượng có tài khoản bị phong tỏa, thời điểm, thời gian phong tỏa, trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng.

    4. Tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ và báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu phong tỏa tài khoản.

    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 91 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra trong công tác thanh tra như thế nào?

    1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản khi đối tượng thanh tra có hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước mà không phải đợi kết luận thanh tra, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    2. Quyết định thu hồi tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản phải thu hồi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thời gian thực hiện, trách nhiệm của đối tượng có tài sản bị thu hồi. Đối tượng có tài sản bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi.

    Người ra quyết định thu hồi tài sản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định thu hồi đó.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    263