Loading

09:35 - 09/11/2024

Việc lắp đặt thang máy trong nhà chung cư cần phải đạt những yêu cầu như thế nào?

Nhà chung cư là gì?  Việc lắp đặt thang máy trong nhà chung cư cần phải đạt những yêu cầu được quy định như thế nào? 

Nội dung chính

    Nhà chung cư là như thế nào? 

    Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 69/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Nhà chung cư là tòa nhà độc lập (block), có một hoặc một số đơn nguyên được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Nhà ở và được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch.
    ...

    Theo đó nhà chung cư là tòa nhà độc lập có một hoặc một số đơn nguyên được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 và được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch.

    Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa về nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

    Việc lắp đặt thang máy trong nhà chung cư cần phải đạt những yêu cầu như thế nào?

    Việc lắp đặt thang máy trong nhà chung cư cần phải đạt những yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)

    Việc lắp đặt thang máy trong nhà chung cư cần phải đạt những yêu cầu được quy định như thế nào? 

    Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD quy định lắp đặt thang máy trong nhà chung cư như sau:

    (1) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, từ 10 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    Trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có thang máy, tối thiểu phải có 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu.

    (2) Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người cư trú trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt) hoặc trường hợp tính toán theo số căn hộ thì cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 70 căn hộ. Tải trọng nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 450 kg. Trong trường hợp nhà có một thang máy, tải trọng nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 630 kg.

    (3) Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50 m hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo TCVN 6396-72:2010 và TCVN 6396-73:2010.

    (4) Chiều rộng sảnh thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    (5) Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy chỉ được hoạt động khi tất cả các cửa thang đều đóng.

    (6) Tải trọng nâng, tốc độ của thang máy phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    (7) Thang máy phải đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2019/BLĐTBXH và được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong trường hợp sau:

    - Sau khi lắp đặt;

    - Sau khi tiến hành sửa chữa lớn;

    - Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

    - Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.

    (8) Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên căn hộ. Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo QCXDVN 05:2008/BXD và chống ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT.

    (9) Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.

    (10) Thang máy phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.

    Theo đó việc lắp đặt thang máy trong nhà chung cư phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như tiện lợi cho cư dân.

    Các loại thang máy dành cho chung cư hiện nay? 

    Các loại thang máy phổ biến dành cho chung cư hiện nay, bao gồm:

    - Thang máy ThyssenKrupp là sản phẩm của tập đoàn ThyssenKrupp, được thành lập vào năm 1999, với trụ sở chính đặt tại Essen, Đức. Đây là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thang máy và các giải pháp di chuyển.

    - Thang máy Mitsubishi là một trong những thương hiệu thang máy nổi tiếng tại Việt Nam, được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Electric có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là một trong những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp thang máy, nổi bật với các sản phẩm chất lượng và công nghệ tiên tiến.

    - Thang máy Fuji là sản phẩm của công ty Fuji, được thành lập vào năm 1948 tại Osaka, Nhật Bản. Fuji là một trong những công ty hàng đầu trong việc sản xuất, lắp đặt và bảo trì thang máy, cung cấp các giải pháp thang máy chất lượng cao cho nhiều quốc gia trên thế giới.

    - Thang máy Otis là một công ty nổi tiếng của Mỹ trong ngành thang máy, được thành lập vào năm 1853 tại New York. Đến năm 1976, Otis đã trở thành công ty con của tập đoàn United Technologies thông qua một vụ sáp nhập và mua lại (M&A), củng cố vị thế của mình trên thị trường thang máy toàn cầu.

    - Thang máy Nippon được thành lập vào năm 1954 tại Nhật Bản. Đến năm 1973, công ty đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy và tháp thử thang, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm thang máy chất lượng cao.

    saved-content
    unsaved-content
    75