Loading

11:24 - 13/11/2024

Việc soạn thảo, sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được thực hiện ra sao?

Việc soạn thảo, sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, việc soạn thảo, sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được thực hiện ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu?

Nội dung chính

    Việc soạn thảo, sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được thực hiện ra sao?

    Ngày 09/7/2015, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2015/TT-TTCP quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.

    Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:

    - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân công tác trong ngành Thanh tra;

    - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung thuộc bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.

    Theo đó, việc soạn thảo, sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-TTCP. Cụ thể như sau:

    1. Việc soạn thảo, đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật phải được tiến hành ở nơi an toàn do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật quy định. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc soạn thảo phải được thực hiện trên hệ thống trang thiết bị đã qua kiểm tra và đủ điều kiện về đảm bảo an toàn, bảo mật.

    2. Thủ trưởng các đơn vị giao cho người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này thực hiện nhiệm vụ đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật; không thuê người ngoài cơ quan đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật.

    3. Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo phải đề xuất với Thủ trưởng quản lý trực tiếp về mức độ mật theo đúng quy định pháp luật hiện hành; người duyệt, ký văn bản chịu trách nhiệm quyết định việc đóng dấu mức độ mật, số lượng bản phát hành và phạm vi lưu hành. Đối với vật mang bí mật nhà nước (băng, đĩa, phim...) phải được niêm phong, có văn bản ghi rõ tên cụ thể vật lưu kèm và đóng dấu mức độ mật vào văn bản này.

    4. Khi tổ chức lấy ý kiến để xây dựng dự thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thì cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phải xác định rõ phạm vi, đối tượng, phải đóng dấu xác định mức độ mật cần thiết vào dự thảo trước khi gửi xin ý kiến. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận được dự thảo phải thực hiện việc quản lý, sử dụng dự thảo văn bản theo đúng mức độ mật đã ghi trên dự thảo.

    5. Người có trách nhiệm đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước chỉ được in, sao, chụp đủ số lượng văn bản, đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, tên người đánh máy, in, soát, sao chụp tài liệu. Đối với tài liệu mật sao, chụp ở dạng băng, đĩa, phim hoặc bản ghi, thì phải niêm phong và đóng dấu độ mật, ghi rõ tên người sao, chụp ở bì niêm phong.

    Sau khi đánh máy, in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay bản thảo (nếu không cần lưu), những bản đánh máy, in, sao chụp hỏng, giấy nến, giấy than đã sử dụng để in, sao các tài liệu đó, có sự chứng kiến của người nhận văn bản hoặc cán bộ bảo mật (nếu có); nếu đánh máy bằng máy vi tính, phải xóa ngay dữ liệu sau khi hoàn thành việc in tài liệu, trường hợp đặc biệt chỉ được lưu đến khi văn bản phát hành.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc soạn thảo, sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2015/TT-TTCP. 

     

    saved-content
    unsaved-content
    134
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ