Loading

11:03 - 18/12/2024

Việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 23 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định vấn đề này như sau:

    Thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc
    1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
    2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
    3. Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.

    Theo đó, sẽ phong cấp hàm trước thời hạn đối với trường hợp:

    Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm.

    Bên cạnh đó, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc.

    Tuy nhiên, không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

    Việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?

    Việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc trong Công an nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Đối tượng xét phong cấp bậc hàm trong Công an nhân dân gồm những ai?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

    Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
    1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
    a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
    Đại học: Thiếu úy;
    Trung cấp: Trung sĩ;
    Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;
    b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
    c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.

    Theo đó, đối tượng xét phong cấp bậc hàm gồm:

    - Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:

    Đại học: Thiếu úy;

    Trung cấp: Trung sĩ;

    Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;

    - Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;

    - Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.

    Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân là những chức vụ nào?

    Căn cứ tại Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:

    Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
    1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
    a) Bộ trưởng Bộ Công an;
    b) Cục trưởng, Tư lệnh;
    c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
    đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
    e) Đại đội trưởng;
    g) Trung đội trưởng;
    h) Tiểu đội trưởng.
    2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
    3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, chức vụ cơ bản của sĩ quan công an nhân dân gồm có:

    - Bộ trưởng Bộ Công an;

    - Cục trưởng, Tư lệnh;

    - Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;

    - Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

    - Đại đội trưởng;

    - Trung đội trưởng;

    - Tiểu đội trưởng.

    saved-content
    unsaved-content
    26