Loading

15:43 - 12/11/2024

Xác định chi phí và giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước được quy định như thế nào?

Xác định chi phí và giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Xác định chi phí và giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước được quy định như thế nào?

    Xác định chi phí và giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước được quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

    Chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành toàn bộ hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là sản phẩm) làm cơ sở định giá được xác định theo yếu tố chi phí hoặc theo khoản mục chi phí như bảng sau:

    Bảng 3. Bảng tính chi phí và giá thành toàn bộ hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước

    STT

    Nội dung chi phí

    Ký hiệu

    A

    Sản lượng tính giá

    Q

    B

    Chi phí sản xuất, kinh doanh

    C

    I

    Chi phí trực tiếp:

    CTT

    1

    Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

    CVT

    2

    Chi phí nhân công trực tiếp

    CNC

    3

    Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

    CKH

    4

    Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

    CK

    II

    Chi phí chung

    CC

    5

    Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

    CCM

    6

    Chi phí tài chính (nếu có)

    CTC

    7

    Chi phí bán hàng

    CBH

    8

    Chi phí quản lý

    CQL

     

    Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

    TC

    C

    Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

    CP

    D

    Giá thành toàn bộ (TC-CP)

    Z

    Đ

    Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm (TC-CP)/Q

    Zđv

    Nội dung từng khoản chi phí trên được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:

    1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

    Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ, dụng cụ... (sau đây gọi chung là chi phí vật tư) được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá vật tư:

    Chi phí vật tư = Mức tiêu hao vật tư x Giá vật tư

    a) Mức tiêu hao vật tư được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:

    - Đối với sản phẩm đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật đó.

    - Đối với sản phẩm chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) đối với doanh nghiệp có HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

    - Mức tiêu hao vật tư là công cụ, dụng cụ xuất dùng vào sản xuất, kinh doanh có giá trị lớn và có thời gian sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên một năm thì thực hiện phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

    b) Giá vật tư được xác định như sau:

    - Đối với sản phẩm được sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thì giá vật tư không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

    - Đối với sản phẩm được sản xuất ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư bao gồm thuế giá trị gia tăng.

    - Giá vật tư dùng để tính giá sản phẩm được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật tư sử dụng, gắn với vị trí nơi sản xuất sản phẩm. Cụ thể như sau:

    + Đối với vật tư do Nhà nước định giá: tính theo giá do Nhà nước quy định cộng (+) chi phí lưu thông hợp lý (nếu có);

    + Đối với vật tư mua ngoài: Nếu không có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo mức giá thấp nhất từ các nguồn thông tin như giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp; hoặc báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp; nếu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo giá đã được áp dụng cho sản phẩm khác trên cùng địa bàn (khu vực) có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự; hoặc giá mua ghi trên hóa đơn mua/bán hàng; hoặc giá trúng thầu, giá trúng đấu giá, giá niêm yết cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).

    Đối với vật tư trực tiếp nhập khẩu đưa vào sản xuất: Tính theo giá vốn nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư này cộng (+) các chi phí thực tế hợp lý để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).

    + Đối với vật tư tự chế: Tính theo giá thực tế xuất kho cộng (+) chi phí thực tế phát sinh trong quá trình đưa vào sản xuất (nếu có).

    + Đối với vật tư thuê gia công chế biến: Tính theo giá thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) chi phí gia công cộng (+) các chi phí hợp lý để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).

    Giá các loại vật tư và các khoản chi phí về gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua,… phải được ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trường hợp vật tư là sản phẩm nông, lâm, thủy sản mua của người trực tiếp sản xuất không có hóa đơn thì người mua hàng phải lập bảng kê mua hàng, ghi rõ tên, địa chỉ người bán hàng, số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền; chữ ký của người bán hàng và được thủ trưởng đơn vị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật kế toán, thống kê, pháp luật về thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.

    2. Chi phí nhân công trực tiếp

    a) Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn,… của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ Luật Lao động và văn bản pháp luật có liên quan.

    Chi phí nhân công trực tiếp trong giá sản phẩm được xác định trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương, tiền công.

    Chi phí nhân công trực tiếp = Định mức lao động x Đơn giá tiền lương hoặc tiền công

    - Định mức lao động:

    + Đối với sản phẩm đã có định mức lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức lao động đó.

    + Đối với sản phẩm chưa có định mức lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do HĐQT/HĐTV đối với doanh nghiệp có HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức lao động được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

    - Đơn giá tiền lương hoặc tiền công:

    + Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương.

    + Chi phí tiền công đối với các tổ chức trả tiền công thông qua hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể thì chi phí tiền công phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

    b) Tùy theo điều kiện và yêu cầu thực tế, chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương và chỉ tiêu tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc lợi nhuận hoặc đơn vị sản phẩm hoặc theo chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với tính chất hoạt động của tổ chức, cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    3. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp

    Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao vào giá sản phẩm do cấp có thẩm quyền quy định (nếu có).

    Trường hợp chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh đã tính trong chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp thì không tính tại khoản này.

    4. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực (chưa tính ở điểm 1, điểm 2 và điểm 3 trên đây)

    Việc xác định các mức chi sản xuất, kinh doanh sản phẩm theo ngành, lĩnh vực đặc thù (như chi phí tổ chức bản thảo, chi phí in, chi phí sáng tác, dựng vở, biểu diễn, chi phí biên soạn giáo trình, thức ăn trong chăn nuôi, phân bón trong trồng trọt...) thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.

    5. Chi phí sản xuất chung đối với doanh nghiệp

    a) Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội,... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm:

    - Chi phí nhân viên phân xưởng: là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...

    - Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,...

    - Chí phí công cụ, dụng cụ: dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...

    - Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... (trường hợp đã tính ở khoản 3 Điều này thì không tính tại khoản này).

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu có).

    - Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

    b) Phương pháp xác định một số khoản chi phí trong chi phí sản xuất chung

    - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí nhân công được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    - Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

    6. Chi phí bán hàng

    a) Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh (nếu có) trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

    - Chi phí phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn,...

    - Chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản tài sản cố định... dùng cho bộ phận bán hàng.

    - Chí phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc...

    - Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...

    - Chi phí bảo hành sản phẩm.

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu,...

    - Chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng,...

    Trong các khoản chi phí bán hàng nêu trên, khoản chi nào đã có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chế độ do Nhà nước hoặc pháp luật quy định (Pháp luật thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật có liên quan) và có giá do Nhà nước quy định thì tính theo các quy định đó. Khoản chi nào chưa có các quy định như trên thì Chủ tịch HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý hợp lệ theo quy định của Pháp luật.

    Đối với hàng hóa dự trữ quốc gia, sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ công được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, cung ứng thanh toán từ ngân sách nhà nước thì không được tính các khoản chi phí như: chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi phí hoa hồng môi giới và đại lý.

    b) Phương pháp xác định một số khoản chi phí trong chi phí bán hàng

    - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí nhân công được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    - Chi phí khấu hao TSCĐ thực hiện theo quy định khoản 3 Điều này.

    7. Chi phí tài chính

    Chi phí tài chính tính trong phương án giá là khoản chi phí trả lãi tiền vay (nếu có) liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm cần được xác định giá và phần chênh lệch tỷ giá (nếu có) trong quá trình mua vật tư, hàng hóa và được phân bổ cho đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó.

    Đối với hàng hóa dự trữ quốc gia, sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ công được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, cung ứng thanh toán từ ngân sách nhà nước và các loại hàng hóa, dịch vụ khác được Nhà nước hoặc các tổ chức đặt hàng ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện thì không được tính khoản chi phí trả lãi tiền vay.

    8. Chi phí quản lý

    a) Chi phí quản lý gồm:

    - Chi phí nhân viên quản lý bao gồm các khoản phải trả cho cán bộ quản lý như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban.

    - Chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ...

    - Chi phí đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.

    - Chí phí khấu hao tài sản cố định dùng chung như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng.

    - Thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.

    - Chi phí dự phòng (nếu có) gồm các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý; tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu có).

    - Chi phí bằng tiền khác thuộc quản lý chung, ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí hợp lý khác.

    Trong các khoản chi phí quản lý, khoản chi nào đã có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc pháp luật quy định (thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật có liên quan) và có giá của Nhà nước quy định thì tính theo các quy định đó; khoản chi nào chưa có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và các nguyên tắc mua sắm, chi tiêu thì Chủ tịch HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc), thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    b) Phương pháp xác định một số khoản chi phí trong chi phí quản lý

    - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí nhân công được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    - Chi phí khấu hao TSCĐ thực hiện theo quy định khoản 3 Điều này.

    9. Phân bổ chi phí

    Đối với chi phí chung và chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm mà không thể tách riêng ra được như khấu hao tài sản cố định; tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,... thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp phù hợp với các quy định của Pháp luật liên quan cho từng sản phẩm.

    10. Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ thu được trong cùng quy trình sản xuất với sản phẩm chính

    Việc phân bổ chi phí cho sản phẩm phụ được thực hiện theo nguyên tắc: sản phẩm phụ có thu hồi được trong quá trình sản xuất để bán hoặc tiếp tục sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm khác thì phải được phân bổ chi phí sản xuất để trừ khỏi chi phí sản xuất của sản phẩm chính. Nếu sản phẩm phụ không thể thu hồi để bán hoặc sử dụng thì không phải phân bổ chi phí.

     

    saved-content
    unsaved-content
    356