Loading

12:02 - 19/12/2024

Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp là gì?

Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Nội dung chính


    Chương trình giáo dục áp dụng cho học sinh các cấp hiện nay?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

    Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
    1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
    2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
    3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
    4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
    5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

    Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình giáo dục cho học sinh tất cả các lớp tại các cấp học hiện nay.

    Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp là gì?

    Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp là gì? (Hình từ Internet)

    Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

    Căn cứ theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu cần đạt như sau:

    Năng lực

    Cấp tiểu học

    Cấp trung học cơ sở

    Cấp trung học phổ thông

    Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

    - Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

    - Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản.

    - Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng.

    - Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

    - Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

    - Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

    - Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh.

    - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.

    - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

    - Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.

    - Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

    - Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

    - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.

    - Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

    Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

    - Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.

    - Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.

    - Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).

    - Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.

    - Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

    - Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.

    Xác định mục đích và phương thức hợp tác

    Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

    Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

    Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

    Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

    Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

    Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

    Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.

    Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

    Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp.

    Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.

    Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

    Tổ chức và thuyết phục người khác

    Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.

    Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

    Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

    Đánh giá hoạt động hợp tác

    Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô.

    Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.

    Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

    Hội nhập quốc tế

    - Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới.

    - Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của nhà trường.

    - Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.

    - Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

    - Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

    - Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

    - Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè.

    Năng lực giao tiếp và hợp tác là năng lực cốt lõi của học sinh đúng không?

    Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 10 các năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học bao gồm:

    - 03 Năng lực chung của học sinh:

    + Năng lực tự chủ và tự học

    + Năng lực giao tiếp và hợp tác

    + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

    - 07 Năng lực đặc thù của học sinh

    + Năng lực ngôn ngữ

    + Năng lực tính toán

    + Năng lực khoa học

    + Năng lực công nghệ

    + Năng lực tin học

    + Năng lực thẩm mĩ

    + Năng lực thể chất

    Theo đó, năng lực giao tiếp và hợp tác cũng là năng lực cốt lõi của học sinh.

    saved-content
    unsaved-content
    1034