Loading

11:57 - 10/10/2024

Yêu cầu, đề nghị của người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và người bị hại được giải quyết thế nào?

Trường hợp có yêu cầu, đề nghị của người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và người bị hại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết như thế nào?

Nội dung chính

    Yêu cầu, đề nghị của người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và người bị hại được giải quyết thế nào?

    Trong trường hợp có yêu cầu, đề nghị của người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và người bị hại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cụ thể như sau:

    Khi người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và người bị hại có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

    saved-content
    unsaved-content
    12