Loading

16:28 - 02/10/2024

Yêu cầu nơi hành nghề công chứng có trách nhiệm lưu giữ di chúc và có thông báo khi sửa đổi không?

Có thể yêu cầu người hành nghề công chứng lưu giữ di chúc không? Sửa đổi di chúc được lưu giữ có phải thông báo cho nơi công chứng đang được lưu giữ không?

Nội dung chính

    Có thể yêu cầu người hành nghề công chứng lưu giữ di chúc không?

    Căn cứ Điều 60 Luật Công chứng 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau:

    1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
    2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
    3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

    Như vậy theo quy định hiện hành, khi bạn lập di chúc bạn có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình.

    Sửa đổi di chúc được lưu giữ có phải thông báo cho nơi công chứng đang được lưu giữ không?

    Bên cạnh đó, tại Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng di chúc như sau:

    - Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

    - Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

    Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

    - Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

    Theo đó, trong trường hợp di chúc đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thi khi bạn thay đổi nội dung di chúc bản phải thông báo cho nơi đang lưu giữ di chúc trước đó. Việc sửa đổi, bổ sung di chúc có thể tiến hành bởi bất kỳ công chứng viên nào.

    saved-content
    unsaved-content
    16