Loading


Ai có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở? Chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc bảo trì nhà ở?

Ai có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở? Chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc bảo trì nhà ở?

Nội dung chính

    Ai có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở?

    Theo khoản 1 Điều 130 Luật Nhà ở 2023 quy định người có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở như sau:

    Bảo trì nhà ở
    1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
    ...

    Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm bảo trì nhà ở, trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

    Ai có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở? (Hình ảnh từ Internet)

    Chủ sở hữu trong việc thực hiện bảo trì nhà ở có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 135 Luật Nhà ở 2023 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo trì nhà ở như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
    1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
    a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
    b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp cải tạo nhà ở phải có giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
    c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
    2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
    a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
    b) Bồi thường cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp gây thiệt hại;
    c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định trên thì trong việc thực hiện bảo trì nhà ở chủ sở hữu có các quyền như:

    - Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;

    - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp cải tạo nhà ở phải có giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó thì chủ sở hữu còn có các nghĩa vụ như sau:

    - Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;

    - Bồi thường cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp gây thiệt hại;

    - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Khi nhà hư hỏng do mình gây ra thì bên thuê nhà ở có được quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở hay không?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau

    Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
    ...
    4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.

    Như vậy theo quy định trên thì bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra. Theo đó, đối với những hư hỏng do mình gây ra thì bên thuê không được quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở.

    saved-content
    unsaved-content
    54