Loading


Bên được uỷ quyền cùng đấu giá một loại tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất với bên ủy quyền được không?

Bên được uỷ quyền cùng đấu giá một loại tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất với bên ủy quyền được không?

Nội dung chính

    Bên được uỷ quyền cùng đấu giá một loại tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất với bên ủy quyền được không?

    Căn cứ khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 được bổ sung bởi điểm g khoản 5 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm

    ...

    5. Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham dự phiên đấu giá;

    b) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, nâng giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
    c) Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại phiên đấu giá;
    d) Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
    d1) Nhận ủy quyền tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá khác đối với tài sản mà mình cũng là người tham gia đấu giá tài sản đó; nhận ủy quyền tham gia đấu giá của từ hai người tham gia đấu giá trở lên đối với cùng một tài sản
    d2) Tham dự phiên đấu giá trong trường hợp vợ, chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột cũng là người tham gia đấu giá đối với tài sản đó;
    d3) Tham dự phiên đấu giá trong trường hợp công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp cũng là người tham gia đấu giá đối với tài sản đó

    đ) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

    Như vậy, theo quy định pháp luật, nghiêm cấm hành vi nhận ủy quyền tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá khác đối với tài sản mà mình cũng là người tham gia đấu giá tài sản đó, điều này có nghĩa là bên được uỷ quyền không được cùng đấu giá một loại tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất với bên ủy quyền.

    Bên được uỷ quyền cùng đấu giá một loại tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất với bên ủy quyền được không?Bên được uỷ quyền cùng đấu giá một loại tài sản đấu giá
    là quyền sử dụng đất với bên ủy quyền được không? (Hình từ iinternet)

    Quyền sử dụng đất có được là tài sản đấu giá không?

    Căn cứ Điều 4 Luật Đấu giá Tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:

    Tài sản đấu giá
    1. Tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá bao gồm:
    a) Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    b) Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
    c) Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
    d) Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
    đ) Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
    e) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
    g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
    h) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
    i) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
    k) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
    l) Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
    m) Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
    n) Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
    o) Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
    p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì có thể là tài sản đấu giá.

    Người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu của tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất xử lý như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định:

    Tài sản đấu giá
    1. Tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá bao gồm:
    a) Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    b) Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
    c) Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
    d) Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
    đ) Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
    e) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
    g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
    h) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
    i) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
    ....

    Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 như sau:

    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình
    1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình.
    2. Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình.
    Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 72 của Luật này được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật về tố tụng dân sự

    ...

    Như vậy, theo quy định pháp luật, trường hợp người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu của tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất thì quyền sở hữu tài sản đấu giá là quyền sử dụng vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình.

    Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 72 của Luật Đấu giá tài sản 2016 được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    50