Loading

09:41 - 28/11/2024

Bộ ngành nào sẽ sáp nhập bộ ngành theo Nghị quyết 18? Thời gian sáp nhập các bộ ngành 2025

Bộ ngành nào sẽ sáp nhập bộ ngành theo Nghị quyết 18? Thời gian sáp nhập các bộ ngành 2025. Mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2030 được đề ra tại Nghị quyết 18-NQ/TW ra sao?

Nội dung chính

    Bộ ngành nào sẽ sáp nhập bộ ngành theo Nghị quyết 18? Thời gian sáp nhập các bộ ngành 2025

    Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 với nội dung tinh gọn tổ chức bộ máy trong toàn bộ hệ thống chính trị.

    >> MỚI: Danh sách sáp nhập các bộ ngành theo Kế hoạch 140

    8 Bộ, cơ quan ngang Bộ không sáp nhập các bộ ngành

    Căn cứ theo Mục 2 Phần 3 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 quy định như sau:

    2- Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
    ...
    2.2- Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương
    ...
    - Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc, như: Thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.
    - Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương xây dựng đề án riêng rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phù hợp với quy định chung của hệ thống chính trị và tính đặc thù của từng lực lượng.
    - Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…
    - Tiếp tục nghiên cứu, từng bước sắp xếp thu gọn đầu mối cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầu công tác điều tra hình sự, phòng, chống tội phạm và phù hợp với tổ chức, hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp.
    Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.

    Theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, một số bộ, ngành sẽ thực hiện sáp nhập hoặc thu gọn đầu mối trong thời gian tới, đặc biệt là các bộ, ngành có chức năng và nhiệm vụ tương đồng hoặc trùng lắp.

    Các lĩnh vực được nhắc đến gồm: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…

    Qua đó, sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và dự kiến thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới (tức là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, từ năm 2021 đến 2026).

    Bộ ngành nào sẽ sáp nhập bộ ngành theo Nghị quyết 18? Thời gian sáp nhập các bộ ngành 2025 Bộ ngành nào sẽ sáp nhập bộ ngành theo Nghị quyết 18? Thời gian sáp nhập các bộ ngành 2025 (Hình ảnh từ Internet)

    Mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2030 được đề ra tại Nghị quyết 18-NQ/TW ra sao?

    Căn cứ theo Mục 2 Phần II theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 quy định mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2030:

    (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;

    (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;

    (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

    (5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    1964