Loading


Cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thành lập tổ chức kinh tế khi nào?

Cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thành lập tổ chức kinh tế khi nào? Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất?

Nội dung chính

    Cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thành lập tổ chức kinh tế khi nào?

    Căn cứ vào khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
    ...
    7. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.
    ...

    Như vậy, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa bắt buộc thành lập tổ chức kinh tế khi:

    - Là cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

    - Và, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức theo quy định.

    Cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thành lập tổ chức kinh tế khi nào?Cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thành lập tổ chức kinh tế khi nào? (Hình từ Internet)

    Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không thành lập tổ chức kinh tế thì bị phạt thế nào?

    Căn cứ vào khoản 2, 3 Điều 19 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất; cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định như sau:

    Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất; cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định
    ...
    2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Như vậy, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế có thể sẽ bị phạt từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.

    Bên cạnh đó còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa.

    Các trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất?

    Căn cứ vào khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
    ...
    8. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:
    a) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
    c) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

    Như vậy, các trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất gồm:

    - Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân (trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).

    - Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong chính khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

    - Các trường hợp mà pháp luật không cho phép tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

    saved-content
    unsaved-content
    73