Loading


Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khi có vi phạm về hoạt động của trung tâm, chi nhánh tư vấn pháp luật là gì?

Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khi có vi phạm về hoạt động của trung tâm, chi nhánh tư vấn pháp luật là gì theo quy định?

Nội dung chính

    Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khi có vi phạm về hoạt động của trung tâm, chi nhánh tư vấn pháp luật là gì? 

    Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 9 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

    - Tịch thu tang vật là giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khi có vi phạm về hoạt động của trung tâm, chi nhánh tư vấn pháp luật là gì? (hình từ Internet)

    Vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật bị phạt như thế nào?

    Theo Điều 10 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật, theo đó:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung thẻ tư vấn viên pháp luật;

    + Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao mà trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;

    + Lợi dụng danh nghĩa trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm trục lợi.

    - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;

    + Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

    + Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;

    + Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;

    + Không phải là tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

    + Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật sư từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này;

    + Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa, làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; thẻ tư vấn viên pháp luật bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

    + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều này.

    saved-content
    unsaved-content
    38