Loading


Các phương thức tuyển sinh đại học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024? Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào?

Tuyển sinh đại học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 qua các phương thức nào? Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào?

Nội dung chính

    Các phương thức tuyển sinh đại học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là gì?

    Căn cứ tại mụC A Công văn 5259/BGDĐT-QLCL năm 2023 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2023-2024 như sau:

    NHIỆM VỤ CHUNG
    1. Chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023.
    ...
    Đối với Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024:
    ...
    c) Chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023; xúc tiến chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024.
    ...

    Qua đó, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ giữ vừng ổn định như năm 2023. Do đó, các phương thức tuyển sinh cho kỳ thi tốt nghiệp 2024 cũng sẽ giống như 2023

    Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục I Thông tin phục vụ đăng ký xét tuyển ban hành kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023 gồm có 20 phương thức như sau:

    Sau đây là 20 mã phương thức xét tuyển đại học và tên phương thức xét tuyển:

    - 100: Kết quả thi tốt nghiệp THPT

    - 200: Kết quả học tập cấp THPT (xét học bạ)

    - 301: Tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

    - 302: Kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

    - 303: Tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

    - 401: Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

    - 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

    - 403: Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

    - 404: Sử dụng kết quả thi văn hóa do CSĐT khác tổ chức để xét tuyển

    - 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

    - 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

    - 407: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

    - 408: Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

    - 409: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

    - 410: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

    - 411: Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

    - 412: Qua phỏng vấn

    - 413: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

    - 414: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

    - 500: Sử dụng phương thức khác

    Các phương thức tuyển sinh đại học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024? Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào? (Hình từ Internet)

    Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào?

    Căn cứ Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định bài thi:

    Bài thi
    Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.

    Như vậy, thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn sau:

    - 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ;

    - 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vậy lí, Hóa học, Sinh học);

    - 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân)

    Lưu ý: Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT thì các môn thi thành phần là Lịch sử, Địa lí.

    Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT 2024 phải đáp ứng các điều kiện nào?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định đối tượng, điều kiện dự thi:

    Đối tượng, điều kiện dự thi
    1. Đối tượng dự thi gồm:
    a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
    b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
    c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
    d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
    2. Điều kiện dự thi:
    a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
    b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
    ...

    Như vậy, đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT 2024 phải đáp ứng các điều kiện sau:

    (1) Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi

    - Được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;

    - Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

    (2) Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước

    - Có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém

    - Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm

    - Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định

    (3) Đối với thí sinh đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

    Đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định;

    Lưu ý: Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

    saved-content
    unsaved-content
    12