11:47 - 26/12/2024

Các tuyến xe bus kết nối metro số 1? Chi tiết 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1

Các tuyến xe bus kết nối metro số 1? Chi tiết 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1

Nội dung chính

    Các tuyến xe bus kết nối metro số 1? Chi tiết 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1

    Ngày 22/12/2024, tuyến metro số 1 chính thức đưa vào hoạt động. Để người dân kết nối với metro một cách thuận tiện và dễ dàng, Sở GTVT TP.HCM đã mở mới 17 tuyến xe bus kết nối metro số 1, liên kết các nhà ga gồm: tuyến 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168 và 169.

    Chi tiết về 17 tuyến xe bus kết nối metro số 1:

    - Tuyến 153: Bến Tàu Thủy Bình An - Đường Liên Phường 

    - Tuyến 154: KDC Thạnh Mỹ Lợi - Masteri An Phú 

    - Tuyến 155: Bến xe Buýt Sài Gòn - Nhà Hát Thành Phố 

    - Tuyến 156: Bến xe Buýt Sài Gòn - Ga Hòa Hưng

    - Tuyến 157: Bến xe Buýt Văn Thánh - Chung cư Đức Khải

    - Tuyến 158: Bến xe Buýt Văn Thánh - Cư xá Thanh Đa 

    - Tuyến 159: Chung cư Ngô Tất Tố - Ngã Tư Hàng Xanh

    - Tuyến 160: Ga Văn Thánh - Vinhomes Central Park 

    - Tuyến 161: Bến xe Buýt Văn Thánh - Bến xe Ngã Tư Ga

    - Tuyến 162: Chung cư Man Thiện - Trường THCS Hoa Lư

    - Tuyến 163: Cao Đẳng Công Thương - Trường THCS Phước Bình

    - Tuyến 164: Đại học Nông Lâm - Chung cư Topaz

    - Tuyến 165: Đại học Nông Lâm - Khu Công nghệ cao

    - Tuyến 166: Đại học Quốc Gia - Suối Tiên

    - Tuyến 167: Đại học Nông Lâm - Khu Chế xuất Linh Trung I 

    - Tuyến 168: Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật - Ngã Tư Bình Thái

    - Tuyến 169: Vincom Thủ Đức - Ngã Tư Tây Hòa

    Các tuyến xe bus kết nối metro số 1? Chi tiết 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1

    Các tuyến xe bus kết nối metro số 1? Chi tiết 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1 (Hình từ Internet)

    Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những đường sắt nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017, quy định về hệ thống đường sắt Việt Nam như sau:

    Hệ thống đường sắt Việt Nam
    1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
    a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
    b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
    c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
    2. Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:
    a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;
    b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.
    3. Thẩm quyền quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; quyết định đưa tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt vào khai thác; dừng khai thác, tháo dỡ tuyến được quy định như sau:
    a) Chính phủ quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt và tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt;
    b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia;
    c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị;
    d) Chủ đầu tư quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.

    Như vậy, hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:

    - Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;

    - Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;

    - Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    108
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT