Loading


Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí? Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí

Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí? Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí cho học sinh?

Nội dung chính

    Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí? Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm, nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn, nhân cách, về các quan hệ gia đình xã hội; cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…)

    Ví dụ:

    "Học, học nữa, học mãi": Nghị luận về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời trong cuộc sống hiện đại.

    "Tôn trọng người khác": Nghị luận về ý nghĩa của việc tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người trong xã hội.

    "Lòng biết ơn": Nghị luận về giá trị của lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống.

    "Sống có trách nhiệm": Nghị luận về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

    "Đoàn kết là sức mạnh": Nghị luận về tầm quan trọng của sự đoàn kết trong cộng đồng và xã hội.

    "Không ngừng vươn lên": Nghị luận về tinh thần vượt khó, kiên trì trong cuộc sống để đạt được ước mơ.

    "Lòng dũng cảm": Nghị luận về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong việc đối mặt với thử thách và khó khăn.

    Dưới đây là cách lập dàn ý bài nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí

    I. Mở bài

    - Giới thiệu vấn đề: Nêu rõ tư tưởng, đạo lý mà bạn sẽ nghị luận (ví dụ: "Học, học nữa, học mãi", "Tôn trọng người khác", "Lòng biết ơn", v.v.).

    - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của vấn đề; Giải thích lý do tại sao tư tưởng, đạo lý này lại quan trọng trong cuộc sống, trong xã hội hiện nay.

    II. Thân bài

    Khái niệm: Giải thích tư tưởng, đạo lý: đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm liên quan đến tư tưởng, đạo lý.

    - Biểu hiện, nguyên nhân: phân tích ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý đó trong cuộc sống.

    - Phân tích và lập luận

    Luận điểm 1: Trình bày ý kiến đầu tiên về tư tưởng, đạo lý, kèm theo lý do và ví dụ minh họa.

    Luận điểm 2: Trình bày ý kiến thứ hai, kèm theo lý do và ví dụ minh họa.

    Luận điểm 3: Trình bày ý kiến thứ ba (nếu có), kèm theo lý do và ví dụ minh họa.

    - Phản đề: Đưa ra ý kiến trái chiều (nếu có) và phản biện lại để củng cố quan điểm của mình.

    - Liên hệ thực tiễn: đưa ra các ví dụ thực tế, câu chuyện, hoặc sự kiện trong xã hội hiện nay liên quan đến tư tưởng, đạo lý.

    + Phân tích tác động của tư tưởng, đạo lý đến cuộc sống, con người và xã hội.

    + Đánh giá và nhận định

    + Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống hiện đại.

    + Nhận định về cách mà tư tưởng, đạo lý này có thể giúp con người phát triển và hoàn thiện bản thân.

    III. Kết bài

    - Khái quát lại vấn đề: Nhấn mạnh lại tầm quan trọng của tư tưởng, đạo lý đã nêu.

    - Đưa ra thông điệp và kêu gọi hành động: Đưa ra lời khuyên, giải pháp hoặc kêu gọi mọi người cùng hành động để thực hiện tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống.

    - Tổng kết: để lại ấn tượng cho người đọc bằng một câu nói hay, một câu châm ngôn hoặc một suy nghĩ sâu sắc liên quan đến tư tưởng, đạo lý.

    Lưu ý khi viết một bài nghị luận xã hội:

    Khi viết bài, cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục.

    Cần chú ý đến cấu trúc bài viết, đảm bảo các phần liên kết với nhau một cách logic.

    Sử dụng các ví dụ cụ thể và thực tế để minh họa cho các lập luận của mình.

    Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí? Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí (hình từ internet)

    Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí? Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí (hình từ internet)

    Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

    Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:

    - Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

    - Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

    - Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

    - Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

    Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì?

    Căn cứ mục III Chương trình trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu chung của chương tình giáo dục môn Ngữ văn được quy định như sau:

    - Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu:

    + Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; b

    + Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn;

    + Có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học;

    + Có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam;

    + Có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

    - Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung:

    + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe;

    + Có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá;

    + Biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống

    saved-content
    unsaved-content
    114