Loading


Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình là gì?

Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình là gì? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình là gì?

    Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

    Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
    2. Chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:
    a) Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;
    b) Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng;
    c) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
    3. Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

    Theo đó, chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để giám sát thi công và nghiệm thu công trình, do nhà thầu thiết kế hoặc tư vấn lập. Nó phải được phê duyệt và phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã được phê duyệt.

    Chủ đầu tư có thể yêu cầu lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật cho các công trình cấp đặc biệt, cấp I và II, trong khi các công trình khác có thể bao gồm chỉ dẫn trong thuyết minh thiết kế.

    Hồ sơ thiết kế xây dựng là một phần của hồ sơ hoàn thành công trình, cần được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình, cũng như các quy định pháp luật về lưu trữ.

    Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình là gì?

    Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình là gì? (Hình từ Internet)

    Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung tại hoản 27 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng bao gồm:

    - Quyền của chủ đầu tư:

    + Tự thực hiện thiết kế: Nếu có đủ năng lực, chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng.

    + Lựa chọn nhà thầu: Nếu không tự thực hiện, chủ đầu tư có quyền chọn nhà thầu thiết kế và thẩm tra.

    + Đàm phán và ký hợp đồng: Chủ đầu tư có quyền đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà thầu, giám sát việc thực hiện hợp đồng và có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng khi cần.

    + Quyền khác: Chủ đầu tư còn có các quyền khác theo hợp đồng và quy định pháp luật.

    - Nghĩa vụ của chủ đầu tư:

    + Lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện: Chủ đầu tư phải chọn nhà thầu thiết kế và thẩm tra có năng lực phù hợp với loại và cấp công trình.

    + Xác định nhiệm vụ thiết kế: Phải xác định rõ nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

    + Cung cấp thông tin: Cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết cho nhà thầu.

    + Thực hiện hợp đồng: Phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký, và bồi thường thiệt hại nếu vi phạm.

    + Thẩm định thiết kế: Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt thiết kế theo quy định của pháp luật.

    + Chịu trách nhiệm: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về kết quả công việc.

    + Lưu trữ hồ sơ: Cần lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng.

    + Nghĩa vụ khác: Thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng và quy định pháp luật.

    Khi hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tiêu chuẩn của vật tư thì chủ đầu tư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính về vi phạm quy định về thiết kế và dự toán xây dựng như sau:

    Vi phạm quy định về thiết kế (thiết kế triển khai ngay sau thiết kế cơ sở, thiết kế một bước) và dự toán xây dựng
    3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tiêu chuẩn, tính năng sử dụng của thiết bị, vật tư, cấu kiện;
    b) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình thiếu kết quả khảo sát địa chất hoặc không căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất công trình hoặc không phù hợp với kết quả khảo sát theo quy định;
    c) Không sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với công trình theo quy định phải sử dụng;
    d) Thiết kế không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy nổ; ứng phó với biến đổi khí hậu và các điều kiện an toàn khác;
    đ) Không thực hiện hoặc thực hiện giám sát tác giả không đúng, không đầy đủ theo quy định;
    e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.

    Như vậy, đối với việc hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tiêu chuẩn của vật tư thì chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng dựa trên mức độ vi phạm.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hfinh thức xử phạt và mức phạt đối với cá nhân và tổ chức như sau:

    Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
    ...
    2. Hình thức xử phạt bổ sung:
    ...
    c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, đối với trường hợp người vi phạm là chủ đầu tư, cá nhân khác tham gia hoạt đọng xây dựng thì mức phạt tiền tối đa bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức, vậy nên mức phạt hành chính sẽ từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

    Riêng đối với trường hợp nhà thầu, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    236