Loading


Chưa chuyển vào ở có được hoàn lại tiền đặt cọc thuê nhà không? Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực từ khi nào?

Chưa chuyển vào ở có được hoàn lại tiền đặt cọc thuê nhà không? Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực từ khi nào?

Nội dung chính

    Có được hoàn lại tiền đặt cọc thuê nhà không?

    Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tiền đặt cọc thuê nhà như sau:

    Đặt cọc
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tiền đặt cọc thuê nhà là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê nhà.

    Trường hợp nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc.

    Do đó trường hợp đặt cọc tiền thuê nhà nhưng chưa chuyển vào ở mà từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì sẽ không lấy lại được tiền đặt cọc thuê nhà nếu như người thuê nhà từ chối giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Chưa chuyển vào ở có được hoàn lại tiền đặt cọc thuê nhà không?( Hình ảnh từ Internet)

    Thời hạn có hiệu lực hợp đồng thuê nhà là khi nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà như sau:

    Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

    ...

    2. Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
    Đối với giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
    ...

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp thuê nhà thì hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

    Đối với giao dịch thuê nhà thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

    Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc như sau:

    Quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc, ký cược
    ...
    2. Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:
    a) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;
    b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;
    c) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;
    d) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;
    đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bên nhận dặt cọc có các quyền và nghĩa vụ sau:

    -Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc.

    -Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng.

    -Quyền khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

    -Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

    -Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đật cọc.

    -Nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    19