Loading


Có được thực hiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mà chưa khởi công xây dựng hay không?

Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai chưa khởi công xây dựng không? Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn đầu tư cho chính nhà ở đó không?

Nội dung chính

    Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai chưa khởi công xây dựng không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 184 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
    1. Điều kiện thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:
    a) Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc trường hợp đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không thuộc phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản này, trừ trường hợp đã giải chấp;
    ...

    Như vậy, nhà ở hình thành trong tương lai chưa khởi công xây dựng thì không được thực thiện thế chấp, phải xây dựng xong phần móng thì mới bắt đầu được thế chấp.

    Có được thực hiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mà chưa khởi công xây dựng hay không?

    Có được thực hiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mà chưa khởi công xây dựng hay không? (Ảnh từ Internet)

    Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn đầu tư cho chính nhà ở đó không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 183 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
    1. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc thế chấp nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho việc đầu tư dự án đó hoặc xây dựng nhà ở đó; việc thế chấp dự án hoặc nhà ở phải bao gồm cả thế chấp quyền sử dụng đất.
    ...

    Như vậy, chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn đầu tư cho chính nhà ở đó, việc thế chấp dự án hoặc nhà ở phải bao gồm cả thế chấp quyền sử dụng đất.

    Nhà ở muốn được thế chấp thì phải đáp ứng điều kiện gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
    1. Giao dịch về mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
    a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
    b) Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;
    c) Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
    d) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    đ) Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;
    e) Điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
    ...

    Như vậy, nhà ở muốn được thế chấp thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023;

    - Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;

    - Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    - Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

    - Điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

    saved-content
    unsaved-content
    86