17:30 - 21/11/2024

Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân được quy định như thế nào từ ngày 22/12/2024?

Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quân" được quy định như thế nào từ ngày 22/12/2024? Ai có thẩm quyền quyết định tặng và hồ sơ đề nghị tặng Danh hiệu gồm những gì?

Nội dung chính

    Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quân" được quy định như thế nào?

    Ngày 08 tháng 11 năm 2024 Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 93/2024/TT-BQP như sau:

    Danh hiệu thi đua
    1. Đối với cá nhân
    a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
    b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”;
    c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

    d) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

    ...

    Như vậy, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” là một trong những danh hiệu dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc.

    Theo đó, tại Điều 10 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định như sau:

    Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”
    1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” tặng cho cá nhân Dân quân thường trực, Dân quân tự vệ cơ động đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Thi đua, khen thưởng.
    2. Việc xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ; xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được thực hiện theo phân cấp đề nghị khen thưởng từ đơn vị cơ sở đến cấp Bộ Quốc phòng.

    Như vậy, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” là sự ghi nhận cao quý dành cho các cá nhân trong lực lượng Dân quân tự vệ có thành tích xuất sắc theo tiêu chuẩn quy định.

    Quá trình xét duyệt được thực hiện chặt chẽ, từ việc đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, công trình khoa học đến sự sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

    Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân được quy định như thế nào từ ngày 22/12/2024? (Ảnh từ Internet)

    Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân được quy định như thế nào từ ngày 22/12/2024? (Ảnh từ Internet)

    Ai có thẩm quyền quyết định tặng Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quân"?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định như sau:

    Thẩm quyền quyết định khen thưởng
    1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
    a) Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”;
    b) Quyết định tặng, truy tặng "Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng";

    c) Quyết định tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”.

    ...

    Như vậy, việc quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

    Hồ sơ đề nghị tặng Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quân" gồm những gì?

    Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định như sau:

    Hồ sơ xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
    1. Quy định chung về hồ sơ, thủ tục khen thưởng
    Thực hiện theo quy định tại các Điều 84 và Điều 85 Luật Thi đua, khen thưởng và các Điều 30 và 31 Nghị; định số 98/2023/NĐ-CP và các quy định sau:
    a) Cấp quản lý về tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức, thành phần của Dân quân tự vệ, quỹ lương có trách nhiệm tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
    b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng phải phù hợp với hình thức, mức hạng khen thưởng. Báo cáo thành tích thực hiện theo mẫu từ số 02 đến số 11 quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 98/2023/NĐ-CP. Nội dung báo cáo thành tích phải có đủ các căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
    c) Khi trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải đóng dấu giáp lai; đồng thời gửi file điện tử của hồ sơ đến Cục Dân quân tự vệ, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước, bí mật quân sự.
    2. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua, gồm:
    a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;
    b) Biên bản bình xét thi đua;
    c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng.
    d) Các văn bản liên quan theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 30 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP (nếu có).

    Theo đó, quy định về hồ sơ và thủ tục khen thưởng được xây dựng chi tiết.

    Từ việc chuẩn bị báo cáo thành tích, biên bản bình xét đến tờ trình và các tài liệu liên quan, tất cả đều phải tuân thủ các mẫu biểu và nội dung quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP.

    Đối với hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua còn cần một số giấy tờ quan trọng như sau:

    (1) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;

    (2) Biên bản bình xét thi đua;

    (3) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng.

    (4) Các văn bản liên quan theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Điều 30 Nghị định 98/2023/NĐ-CP (nếu có).

    Thông tư 93/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    115
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT