Loading


Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo các yêu cầu nào từ ngày 15/01/2025?

Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT từ ngày 15/01/2025?

Nội dung chính

    Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo các yêu cầu nào từ ngày 15/01/2025?

    Thông tư 26/2024/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hiệu lực từ ngày 15/01/2025.

    Trong đó, tại khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Sử dụng ăng ten, máy thu tín hiệu vệ tinh và phần mềm đi kèm theo máy thu, do nhà sản xuất cung cấp và tuân thủ các yêu cầu quy định tại Thông tư này để thu tín hiệu, tính toán xác định tọa độ và độ cao. Trước khi sử dụng phải kiểm tra hoạt động của máy thu và các thiết bị kèm theo, khi hoạt động bình thường mới được đưa vào sử dụng. Đối với máy thu đang sử dụng cần kiểm tra sự hoạt động của các phím chức năng, kiểm tra sự ổn định của quá trình thu tín hiệu thông qua việc đo thử, kiểm tra việc truyền dữ liệu từ máy thu sang máy tính. Đối với các máy mới, trước khi sử dụng tiến hành đo thử nghiệm trên bãi chuẩn đối với loại máy thu 1 tần số hoặc trên các điểm tọa độ cấp 0 đối với loại máy thu 2 tần số và so sánh kết quả đo với số liệu đã có;

    - Trước khi đo phải lập lịch đo. Khi lập lịch đo được phép sử dụng lịch vệ tinh quảng bá không có nhiễu cố ý SA (Selective Availability) để lập nhưng lịch đó không được cũ quá 01 tháng tính đến thời điểm lập lịch đo. Các tham số cần khai báo vào phần mềm lập lịch đo gồm ngày lập lịch đo; vị trí địa lý khu đo (tọa độ địa lý xác định trên bản đồ, lấy theo trung tâm khu đo; giá trị tọa độ trắc địa B, L xác định đến phút); số vệ tinh tối thiểu cần quan sát là 4; độ suy giảm độ chính xác vị trí điểm (PDOP) lớn nhất cho phép quan sát là 4; khoảng thời gian tối thiểu của ca đo là 60 phút; góc ngưỡng 15º (15 độ);

    - Trong quá trình đo lưới tọa độ ở thực địa điểm đánh dấu trên ăng ten được đặt quay về hướng Bắc với sai lệch không quá 10º (10 độ); chiều cao ăng ten được tính trung bình từ 03 lần đo độc lập vào các thời điểm bắt đầu đo, giữa khi đo và trước khi tắt máy thu, đọc số đến milimét, giữa các lần đo không lệch quá 2 mm;

    - Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh nhiều chủng loại, nhiều hãng sản xuất khác nhau để lập cùng một lưới địa chính thì chuyển tệp tin dữ liệu đo ở từng máy sang dạng chuẩn dữ liệu trị đo công nghệ GNSS để thuận tiện cho việc xử lý không phụ thuộc máy thu hoặc phần mềm;

    - Sử dụng các phần mềm (modul) phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh để giải tự động véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ cạnh đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Lời giải được chấp nhận: Fixed; chỉ số Ratio: > 1,5 (chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed); sai số trung phương khoảng cách: (RMS) < 20 mm + 4.D mm (D tính bằng km).

    Việc bình sai lưới chỉ được thực hiện sau khi tính khái lược cạnh và sai số khép cho toàn bộ mạng lưới đạt yêu cầu kỹ thuật;

    - Khi tính khái lược cạnh nếu có yêu cầu kỹ thuật không đạt yêu cầu thì được phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lập các vòng khép khác hoặc không sử dụng điểm khống chế cấp cao để phát triển lưới địa chính nếu số điểm khống chế cấp cao còn lại trong lưới vẫn đảm bảo theo quy định. Trong trường hợp không sử dụng điểm khống chế cấp cao đó làm điểm gốc phát triển lưới thì vẫn đưa vào bình sai như một điểm trong lưới và nêu rõ trong báo cáo tổng kết kỹ thuật. Số liệu chỉ được đưa vào bình sai chính thức bằng phương pháp bình sai chặt chẽ khi đã giải quyết các tồn tại phát hiện trong quá trình tính khái lược.

    Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo các yêu cầu nào từ ngày 15/01/2025?

    Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo các yêu cầu nào từ ngày 15/01/2025? (Hình từ Internet) 

    Thiết kế lưới địa chính được quy định ra sao theo Thông tư 26 2024

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, quy định về thiết kế lưới địa chính như sau:

    - Việc thiết kế lưới địa chính đảm bảo các điểm địa chính được phân bố đều trên khu đo; ưu tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp; tạo thuận lợi cho phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết;

    - Lưới địa chính được thiết kế trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồ địa chính đã có trước đó;

    - Số thứ tự điểm địa chính (số hiệu) được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo đường lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ sử dụng để thiết kế lưới;

    - Lưới địa chính được thiết kế để đo nối tọa độ với ít nhất ba điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ quốc gia hạng III trở lên, trường hợp đặc biệt được phép đo nối với hai điểm nhưng phải xác định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán, phương án nhiệm vụ.

    Các điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên và điểm độ cao quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trong khu đo được đưa vào thiết kế lưới;

    - Khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải thiết kế để xác định đồng thời tọa độ và độ cao; trường hợp lập lưới địa chính bằng phương pháp khác thì không xác định độ cao điểm địa chính.

    saved-content
    unsaved-content
    38