Loading


Đất bỏ hoang trong bao lâu thì sẽ mất quyền sử dụng? Ai có thẩm quyền thu hồi đối với đất bỏ hoang?

Đất bỏ hoang trong bao lâu thì sẽ mất quyền sử dụng? Ai có thẩm quyền thu hồi đối với đất bỏ hoang?

Nội dung chính

    Đất bỏ hoang trong bao lâu thì sẽ mất quyền sử dụng?

    Căn cứ Điều 78, Điều 79, Điều 81, Điều 82 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

    – Nhà nước tiến hành thu hồi vì mục đích quốc phòng, mục đích an ninh quốc gia;

    – Nhà nước tiến hành thu hồi vì mục đích kinh tế xã hội hoặc vì lợi ích của quốc gia dân tộc và cộng đồng;

    – Nhà nước tiến hành thu hồi đất do hành vi vi phạm pháp luật đất đai của các chủ thể;

    – Nhà nước tiến hành thu hồi đất do việc tự nguyện trả lại quyền sử dụng đất cho nhà nước, chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc xét thấy có nguy cơ đe dọa tính mạng sức khỏe con người. 

    Thêm vào đó, căn cứ theo khoản 8 Điều 81 Luật Đất đai năm 2024 thì nhà nước đặt ra vấn đề thu hồi đất trong một số trường hợp nhất định, trong đó có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, và tùy vào từng trường hợp khác nhau và từng loại đất khác nhau mà thời điểm bị mất quyền sử dụng đất đối với hành vi bỏ hoang đất cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

    – Đất với mục đích trồng cây hàng năm mà nay không được chủ thể có quyền sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;

    – Đất với mục đích trồng cây lâu năm mà nay không được chủ thể có quyền sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;

    – Đất với mục đích trồng rừng mà nay không được chủ thể có quyền sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

    – Đất được sử dụng dưới hình thức được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà người có quyền sử dụng lại không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, được tính kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Do đó, trường hợp đất bỏ hoang một thời hạn nhất định thì sẽ bị mất quyền sử dụng như phân tích. Tuy nhiên đối với trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thì trường hợp việc đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất theo quy định pháp luật nếu rơi vào một trong các trường hợp bất khả kháng, bao gồm: do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường; do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh; do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh; các trường hợp bất khả kháng khác do thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Đất bỏ hoang trong bao lâu thì sẽ mất quyền sử dụng? (Hình từ internet)

     

    Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đối với đất bỏ hoang?

    Căn cứ quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đối với đất bỏ hoang trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với các chủ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chủ thể là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên không áp dụng đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở trên lãnh thổ của Việt Nam, hay trường hợp thu hồi đất thuộc quỹ đất công ích 5% của xã, phường, thị trấn. 

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện: là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất đối với đất bỏ hoang trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất với các chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, hay cộng đồng dân cư ở địa phương, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với trường hợp chủ thể này được sở hữu nhà ở trên lãnh thổ của Việt Nam. Ngoài ra, thì đối với trường hợp khu vực mà có đất thu hồi có cả đối tượng quy định tại cả 2 vấn đề trên, thì chủ thể có thẩm quyền là ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sẽ là ủy ban nhân dân huyện nếu được ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền). 

    Cá nhân không sử dụng và bỏ hoang đất có bị xử phạt tiền không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng:

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

    Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

    Do đó, tùy vào từng diện tích đất bị các chủ thể có quyền bỏ hoang sẽ mức phạt tiền sẽ khác nhau.

    saved-content
    unsaved-content
    24