Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất gì?

Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất gì?

Nội dung chính

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất gì?

    Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.

    Cùng với đó, căn cứ vào quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    ...
    6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
    ...
    đ) Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
    ...

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích công cộng.

    Đây là đất có các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, và di sản thiên nhiên đã được công nhận hoặc được đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định pháp luật về di sản văn hóa. Những loại đất này có giá trị đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thiên nhiên, và được bảo vệ để gìn giữ và phát huy các giá trị này cho cộng đồng.

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất gì? (Hình từ Internet)Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất gì? (Hình từ Internet)

    Thời hạn sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là bao lâu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2024:

    Đất sử dụng ổn định lâu dài
    1. Đất ở.
    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
    3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
    11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.
    Theo đó, đất công trình cấp nước, thoát nước có thể được sử dụng ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật, miễn là không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

    Theo đó, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp), được phân loại là đất sử dụng vào mục đích công cộng, sẽ không bị giới hạn về thời gian sử dụng nếu đáp ứng điều kiện không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

    Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên bị lấn, bị chiếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì?

    Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 211 Luật Đất đai 2024:

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên
    1. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì phải được quản lý theo quy định sau đây:
    a) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên do tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên;
    b) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên chịu trách nhiệm trong việc quản lý diện tích đất này;
    c) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích hoặc trái pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm này theo thẩm quyền. Nếu cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kiến nghị với cơ quan hoặc người có thẩm quyền để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    44
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT