Loading


Đất đồi núi trọc có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

Đất đồi núi trọc có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không? Đất đồi núi trọc có được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Nội dung chính

    Đất đồi núi trọc có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Luật Đất đai 2024 quy định về khuyến khích đầu tư vào hoạt động sử dụng đất đai như sau:

    Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai
    1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
    2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
    3. Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
    4. Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
    5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.
    6. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

    Như vậy, theo như quy định nêu trên, đồi núi trọc là một trong những nội dung được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai.

    Đất đồi núi trọc có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

    Đất đồi núi trọc có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không? (Hình từ Internet)

    Đất đồi núi trọc có được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp không?

    Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định như sau:

    1. Miễn thuế cho đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
    2. Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.
    3. Đất khai hoang là đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất hoặc đã bị bỏ hoang ít nhất 5 năm tính đến thời điểm khai hoang đưa vào sản xuất, nếu trồng cây hàng năm được miễn thuế 5 năm (trồng trên đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 7 năm), nếu trồng cây lâu năm được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm kể từ khi bắt đầu có thu hoạch (trồng trên đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thơm 6 năm), nếu trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì kể từ khi bắt đầu có thu hoạch mới phải nộp thuế bằng 4% giá trị sản lượng thu hoạch.
    Đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản dùng vào sản xuất được ngay, đất do đốt nương rẫy để sản xuất sẽ không được coi là đất khai hoang và không được miễn thuế.
    4. Đất khai hoang bằng nguồn vốn cấp phát của Ngân sách Nhà nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, nếu trồng cây hàng năm ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 3 năm, ở các nơi khác được miễn thuế 2 năm; nếu trồng cây lâu năm, kể cả trồng lại mới (trừ cây lấy gỗ) được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 1 năm (ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 2 năm).
    Trường hợp hết thời hạn miễn thuế nói trên mà hộ nộp thuế còn khó khăn thì được xét giảm đến 50% số thuế phải nộp trong thời gian tiếp theo, nhưng toàn bộ thời gian được miễn và giảm thuế không quá thời gian quy định tại khoản 3 điều này.
    Thời gian xây dựng cơ bản được miễn thuế của từng loại cây lâu năm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nội dung hướng dẫn, Bộ Tài chính thoả thuận với Bộ Lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

    Như vậy, đất đồi núi trọc sẽ được miễn thuế khi dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

    Xử lý các vi phạm Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định về việc xử lý các vi phạm Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định như sau:

    -Tổ chức, cá nhân khai man, lậu thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thiếu theo quy định còn bị phạt tiền, vi phạm lần thứ nhất: 0,2 lần; lần thứ 2: 0,4 lần; lần thứ 3: 0,5 lần số thuế thiếu.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng đất mà không khai báo thì cơ quan thuế được quyền ấn định số thuế phải nộp sau khi có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cùng cấp về diện tích và hạng đất tính thuế, ngoài việc truy nộp đủ số thuế còn bị phạt tiền, vi phạm lần thứ 1: 0,5 lần; lần thứ 2: 0,8 lần; lần thứ 3: 1,0 lần số thuế không khai báo.

    - Tổ chức, cá nhân nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt, nếu quá 30 ngày kể từ ngày phải nộp ghi trong lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt mà không có lý do chính đáng, ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn bị phạt tiền bằng 0,1% số thuế thiếu hoặc tiền phạt cho mỗi ngày chậm nộp.

    Việc nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt trong các trường hợp sau đây được coi là có lý do chính đáng như trong vụ thu hoạch mưa nhiều, tiêu thụ chậm hoặc khó tiêu thụ, thiếu phương tiện vận chuyển, hộ gia đình nộp thuế gặp tai nạn bất ngờ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    - Những trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự gồm:

    + Trốn thuế với số tiền tương đương trị giá của 5 tấn gạo trở lên;

    + Đã bị 3 lần xử phạt hành chính theo các Khoản 1, 2, 3 Điều 19 Nghị định 74-CP năm 1993 mà còn tái phạm.

    saved-content
    unsaved-content
    51