Loading


Đất được mẹ cho, không có giấy tờ nay bị đòi lại

Năm 1997, mẹ tôi cho tôi một mảnh đất ở, không làm giấy tờ gì, chỉ nói miệng. Tôi đã xây nhà sinh sống từ 1997 đến nay. Nay, các em của tôi tác động mẹ tôi đòi phần đất của tôi lại. Và mẹ tôi làm di chúc để phần đất của tôi hiện ở cho em Tôi. Em tôi buộc tôi phải dời đi, không cho tôi sinh sống trên phần đất đó nữa. Mong tư vấn giúp tôi

Nội dung chính

    Đất được mẹ cho, không có giấy tờ nay bị đòi lại

    Với những thông tin mà bạn nêu thì về mặt pháp lý, bạn gặp khá nhiều bất lợi trong việc xác định quyền sử dụng/sở hữu đối với nhà đất mà mình đang ở. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số vấn đề liên quan như sau:

    1. Quyền của bạn đối với thửa đất và nhà ở

    Thửa đất: Khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tại thời điểm từ năm 1997 thì gia đình bạn phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai năm 1993 như sau: “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân huyện; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo bạn thì thửa đất do mẹ bạn cho bạn nhưng hai bên không lập giấy tờ gì và bạn cũng không làm thủ tục đăng ký sang tên mình. Như vậy, bạn và mẹ bạn đã không thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Hiện nay, bạn không có căn cứ nào để chứng minh mình là chủ sử dụng của thửa đất đó và về mặt pháp lý thì mẹ bạn vẫn là chủ sử dụng của thửa đất.nhà ở:

    Vì bạn chưa làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nên về mặt pháp lý bạn chưa được công nhận là chủ sở hữu của ngôi nhà. Nhưng do bạn đã bỏ tiền ra xây dựng nên khi có tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ tính đến quyền lợi của bạn đối với ngôi nhà đó.

    2. Quyền của em bạn đối với thửa đất và nhà ở

    Mặc dù mẹ bạn lập di chúc cho em bạn hưởng phần đất mà bạn đang ở nhưng vì hiện nay mẹ bạn còn sống nên em bạn chưa có quyền, nghĩa vụ gì liên quan đến thửa đất đó (di chúc chỉ có hiệu lực khi mẹ bạn mất theo Điều 667 Bộ luật Dân sự). Em bạn không có quyền yêu cầu bạn không được sinh sống trên thửa đất đó.

    3. Giải quyết tranh chấp

    Vấn đề mà bạn đang gặp phát sinh từ mâu thuẫn gia đình nên cách tốt nhất là nên giải quyết trong nội bộ gia đình. Nếu mẹ bạn vẫn giữ quyết định cho bạn thửa đất đó thì hai mẹ con nên tiến hành công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, sau đó làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất mang tên bạn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời bạn làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà xây trên đất để thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý và định đoạt tài sản của mình. Nếu mẹ bạn không cho bạn mà lại cho em bạn thì bạn có quyền yêu cầu mẹ và em bạn thanh toán tiền xây dựng ngôi nhà mà bạn đã bỏ ra để bạn có thể ổn định cuộc sống.

    Trong trường hợp không thể giải quyết trong nội bộ gia đình thì bạn có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Cách làm này là biện pháp cuối cùng mà bạn nên thực hiện vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình; đồng thời cũng không giúp bạn giữ lại được mảnh đất (vì về mặt pháp lý, mẹ bạn vẫn là chủ sử dụng thửa đất đó) mà chỉ giúp bạn đòi quyền lợi liên quan đến ngôi nhà mà bạn xây dựng. Mong bạn sớm tìm được cách giải quyết hợp tình hợp lý và không làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình mình.

    c công chứng, các văn phòng đăng ký nhà đất đều căn cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định những thành viên có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó.

    2. Trường hợp không cần sự tham gia của các thành viên trong hộ gia đình

    Nếu có đủ căn cứ chứng minh tài sản không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân, như: quyết định cấp cho cá nhân đó, hợp đồng tặng cho riêng cá nhân đó, văn bản thể hiện cá nhân được thừa kế riêng… thì chỉ cá nhân đó có quyền định đoạt tài sản và các thành viên khác trong hộ gia đình không tham gia việc định đoạt tài sản đó.

    Hoặc đó là tài sản chung của hộ gia đình nhưng theo sổ hộ khẩu thì tại thời điểm có tài sản, thành viên không có trong sổ hộ khẩu hoặc đã chuyển đi thì thành viên đó không tham gia việc định đoạt tài sản chung hộ gia đình.

     

     

     

     
    saved-content
    unsaved-content
    297