Loading


Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao có thuộc nhóm đất phi nông nghiệp? Có được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ hay không?

Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao có thuộc nhóm đất phi nông nghiệp? Có được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ hay không?

Nội dung chính

    Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao có thuộc nhóm đất phi nông nghiệp?

    Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    ...
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    ...

    Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    ...
    4. Đất xây dựng công trình sự nghiệp, bao gồm:
    ...
    đ) Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao là đất xây dựng các công trình phục vụ thể dục, thể thao được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động gồm khu liên hợp thể thao, trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm thể thao, sân vận động; đường gôn của sân gôn, sân tập trong sân gôn và hệ thống cây xanh, mặt nước, cảnh quan của sân gôn, hạng mục công trình phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, kinh doanh sân gôn (trừ cơ sở lưu trú, dịch vụ cho người chơi gôn); bể bơi và cơ sở tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể dục, thể thao khác; phần diện tích làm văn phòng, nơi bán vé, bán đồ lưu niệm, bán dụng cụ thể dục, thể thao, bãi đỗ xe và các công trình khác phục vụ thể dục, thể thao thuộc phạm vi cơ sở thể dục, thể thao; trừ cơ sở thể dục, thể thao do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
    ...

    Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể, đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao là đất xây dựng các công trình phục vụ thể dục, thể thao được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động gồm:

    - Khu liên hợp thể thao, trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm thể thao, sân vận động; đường gôn của sân gôn, sân tập trong sân gôn và hệ thống cây xanh, mặt nước, cảnh quan của sân gôn, hạng mục công trình phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, kinh doanh sân gôn (trừ cơ sở lưu trú, dịch vụ cho người chơi gôn)

    - Bể bơi và cơ sở tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể dục, thể thao khác; phần diện tích làm văn phòng, nơi bán vé, bán đồ lưu niệm, bán dụng cụ thể dục, thể thao, bãi đỗ xe và các công trình khác phục vụ thể dục, thể thao thuộc phạm vi cơ sở thể dục, thể thao

    *Lưu ý: Trừ cơ sở thể dục, thể thao do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý

    Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao có thuộc nhóm đất phi nông nghiệp? Có được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ hay không? (Hình từ Internet)

    Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao có thuộc nhóm đất phi nông nghiệp? Có được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ hay không? (Hình từ Internet)

    Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao có được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ hay không?

    Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024:

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
    1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
    a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
    b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
    c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
    d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
    đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
    e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
    g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.

    Theo đó, đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao thuộc loại đất xây dựng công trình sự nghiệp trong nhóm đất phi nông nghiệp, theo quy định của pháp luật.

    Do đó, loại đất này được sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động thể dục, thể thao và được phép kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ. Đây là một hình thức sử dụng đất kết hợp đa mục đích nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đất.

    Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích diễn ra như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
    ...
    4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích
    a) Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; phương án sử dụng đất kết hợp; giấy chứng nhận đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai;
    b) Cá nhân có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp. Thời gian thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
    c) Tổ chức có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh.
    Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp. Thời gian thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    Theo đó, trình tự và thủ tục phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích được diễn ra như sau:

    (1) Đối với cá nhân: khi có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích, cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện.

    - Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị sử dụng đất kết hợp đa mục đích, phương án sử dụng đất kết hợp và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác.

    - Cơ quan quản lý đất đai cấp huyện sẽ thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp, phối hợp với các phòng, ban liên quan, và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét.

    - Thời gian thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    (2) Đối với tổ chức: quá trình thực hiện tương tự nhưng thay vì gửi hồ sơ đến cơ quan cấp huyện, tổ chức cần nộp hồ sơ đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh.

    - Cơ quan cấp tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

    - Thời gian thẩm định và phê duyệt cũng không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, và nếu không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền phải cung cấp văn bản trả lời rõ lý do.

    saved-content
    unsaved-content
    49